Bài 12. Cảnh khuya
Chia sẻ bởi Hoàng Anh Tuấn |
Ngày 28/04/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Cảnh khuya thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Chào mừng quí thầy cô giáo và các em đến với tiết học !
RẰM THÁNG RIÊNG
Phiên âm
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
1948
(Hồ Chí Minh)
Dịch nghĩa:
Đêm nay,đêm rằm tháng giêng,trăngđúng lúc tròn nhất
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Xuân Thuỷ dịch)
Một số hình ảnh Bác Hồ hoạt động ở chiến khu Việt Bắc 1947
Tổng kết
Nội dung:
- Miêu tả thiên nhiên tươi đẹp với anhe trăng lồng lộng.
Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
2. Nghệ thuật:
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời ít mà ý nhiều
Ngôn ngữ hình ảnh giàu sức gợi cảm
Kết hợp miêu tả với biểu cảm
Biện pháp tu từ được vận dụng tinh tế sáng tạo
Sử dụng thi liệu thơ Đường vừa cổ điển vừa hiện đại
Ghi nhớ
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ.
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên
LUYỆN TẬP
Nhóm 1: Theo em, căn cứ vào dấu hiệu nào để có thể xếp hai văn bản: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” vào cùng một bài học.
Nhóm 2: Hai bài thơ đều miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Hãy nhận xét cảnh trăng trong mõi bài có nét riêng như thế nào?
Nhóm 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng cả hai bài đều thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác như thế nào trong hoàn cảnh ấy.
Nhóm 4: Hai bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về Bác và thơ Bác.
Nhóm 1: Theo em, căn cứ vào dấu hiệu nào để có thể xếp hai văn bản: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” vào cùng một bài học.
Trả lời:
+ Cùng tác giả
+ Cùng hoàn cảnh sáng tác
+ Cùng thể thơ
+ Cùng phương thức biểu đạt: kết hợp miêu tả và biểu cảm
+ Đều miêu tả thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lồng lộng, tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước và phong thái ung dung lạc, lạc quan của Bác.
Nhóm 2: Hai bài thơ đều miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Hãy nhận xét cảnh trăng trong mõi bài có nét riêng như thế nào?
Trả lời:
+ Bài Cảnh khuya tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây, hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét (vẻ đẹp của trăng trên núi rừng Việt Bắc)
+ Bài Rằm tháng giêng tả cảnh trăng đêm rằm tháng giêng trên sông nước có không gian bát ngát tràn đầy sức xuân (vẻ đẹp của trăng trên sông nước Việt Bắc)
Nhóm 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng cả hai bài đều thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác như thế nào trong hoàn cảnh ấy.
Trả lời:
Mặc dù lo nghĩ việc nước đến tận canh khuya nhưng Bác vẫn không quên cảm nhận vẻ đẹp ký thú của cảnh trăng rừng, của tiếng suối trong, cảnh con thuyền sau lúc bàn việc quân trở về chở đầy trăng phong thái ung dung lạc quan.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)