Bài 12. Cảnh khuya

Chia sẻ bởi Phan Tấn Quan | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Cảnh khuya thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ


NGỮ VĂN 7


GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
BÀI 12
CẢNH KHUYA

RẰM THÁNG GIÊNG
Hồ Chí Minh
1/ Tác giả :
- Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969 ), quê ở Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Bác là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước, một chiến sĩ cộng sản quốc tế, một Danh nhân văn hóa thế giới.

2/ Hoàn cảnh sáng tác :
Hai bài thơ được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 - 1954 ).
3/ Thể thơ :
Thơ thất ngôn tứ tuyệt ( bài Rằm tháng giêng dịch theo thể lục bát )
NHÀ TƯỞNG NIỆM BÁC HỒ Ở THÁI NGUYÊN
II/ Đọc – Hiểu văn bản :
A/ Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Tác giả so sánh tiếng suối như tiếng hát làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung. Cảnh trăng rừng ở câu thơ thứ hai có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét lung linh, huyền ảo.

a/- Hai câu đầu :
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Hai câu cuối :
Thể hiện tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ của Bác : Bác chưa ngủ vì rung động, say mê trước cảnh đẹp của trăng rừng và lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước.
b/ Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của Hồ Chí Minh : sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
B/ Rằm tháng giêng : ( Đọc thêm )

Phiên âm
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
( Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân )
a/ Hai câu thơ đầu vẽ lên một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Điệp ngữ xuân lặp lại nhiều lần nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân tràn ngập trời đất.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
( Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền )


Hai câu thơ cuối thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác qua hình ảnh con thuyền của lãnh tụ sau khi đã bàn xong việc nước trở về, chở đầy ánh trăng giữa không gian trời nước bao la.
b/ Ý nghĩa văn bản :
Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp của tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
Tóm lại, cả hai bài thơ được Bác viết trong những năm đầu kháng chiến khó khăn gian khổ nhưng đã thể hiện được tâm hồn và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
III/ Tổng kết : GN/ 143
IV/ Luyện tập : Theo SGK

o
Sưu tầm một số bài thơ, câu thơ của Bác viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
Giải đi sớm 1
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn
Giải đi sớm 2
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng
Mới ra tù, tập leo núi
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa nắm nhà thơ.
Đi thuyền trên sông Đáy
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa, thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo
...
DẶN DÒ
- Học thuộc lòng bài Cảnh khuya.
- Học 5 từ Hán Việt được dùng trong bài Rằm tháng giêng.
- Tập so sánh bản phiên âm với bản dịch thơ bài Rằm tháng giêng.
Tiết sau Kiểm tra Tiếng Việt
Về học các bài sau :
- Từ ghép, từ láy
- Từ Hán Việt
- Từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa
- Từ đồng âm
- Đại từ, quan hệ từ
XIN CHÀO TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Tấn Quan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)