Bài 12. Cảnh khuya
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Trang |
Ngày 28/04/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Cảnh khuya thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Chào mừng quý thầy cô đã đến dự giờ
Môn: Ngữ Văn
Kiểm tra bài cũ.
1. Em hãy đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn thơ cuối bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
2. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Cảnh khuya
( Hồ Chí Minh)
I. Đọc- hiểu văn bản.
1. Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890-1969) là nhà chính trị, nhà thơ, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
-> Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ/ người chưa ngủ,
Chưa ngủ /vì lo nỗi nước nhà.
1947
I. Đọc- hiểu văn bản.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc (thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp).
Đọc
Từ khó
Thể loại:
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Hoàn cảnh sáng tác:
Sáng tác năm 1947
Bài thơ được viết trong năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài
Với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm trăng, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân.
Văn bản: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng( Hồ Chí Minh)
I. Đọc- hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai câu thơ đầu.
Dựa vào bài học SGK và ý nghĩ, em hãy cho biết: Câu thứ nhất của bài thơ miêu tả về cái gì? Đó là tả cảnh hoàn toàn hay xen vào đó là một tâm tư của Bác?
*Câu 1:
NT So sánh “ Tiếng suối như tiếng hát xa” Tạo ra sự lãng mạn, lung linh, kì ảo. Nghe tiếng suối trong veo mà nghĩ đến ngay tiếng hát.
-NT Lấy động tả tĩnh (lấy âm thanh tiếng suối chảy để tả cảnh đêm khuya thanh vắng).
Cảm nhận tinh tế qua thính giác. (lắng nghe âm thanh tiếng suối – Âm nhạc)
Tạo nên sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
=> Dường như không có sự cách biệt giữa thiên nhiên và con người. Tất cả đã hòa vào làm một.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Cách so sánh kì lạ, tiếng suối được ví như tiếng hát. Nhờ đó tiếng suối được cảm nhận thật gần gũi và thân mật với con người hơn. Cảnh khuya nơi chiến khu không còn hoang vu, lạnh lẽo mà mang hơi ấm và sức sống con người ở trong đó. Cảm nhận của Bác thật tinh tế nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước.
Nghệ thuật miêu tả: lấy động tả tĩnh (lấy tiếng suối chảy để tả cảnh đêm khuya thanh vắng).
- Với cách miêu tả như vậy, tác giả gợi trong tâm trí người đọc không gian, sự sống ở nơi đây thật thanh bình của thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc trong đêm.
Em có cảm nghĩ gì sau khi đọc câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa?”. Từ “lồng” ấy có ý nghĩa như thế nào?
*Câu 2:
- Điệp từ “lồng” (lặp lại 2 lần) tạo nên ngôn ngữ trang trọng, điêu luyện, nghe như có họa, có nhạc. Tất cả mọi thứ đều lồng vào một như thấy được sự xen kẽ giao hòa của thiên nhiên.
-Ánh trăng xen kẽ lá cây cổ thụ tạo nên khung cảnh thiên nhiên bình dị, tự nhiên Vẻ đẹp huyền diệu,thơ mộng, lãng mạn của đêm trăng trong một không gian thanh vắng, yên bình.
Bức tranh thiên nhiên ở Việt Bắc đêm trăng được miêu tả với 3 tầng: -tầng cao (trăng) nét họa mang
-tầng trung (cổ thụ) tính chất
-tầng thấp (hoa) cổ điển
Sự quan sát tinh tế của tác giả: Bức tranh thiên nhiên
đẹp, giàu chất thơ
Đây là câu thơ tả cảnh hoàn toàn, nói về ánh trăng chứ không hề liên quan gì đến nỗi lo của Bác.
Ở đây từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng thật đặc biệt.
Chữ “lồng” lặp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị và thật trữ tình.
- Nhìn lên: vầng trăng cao lồng cổ thụ – nét hoạ có tính trang nghiêm, cổ điển.
Nhìn thấp xuống: bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại in lồng trong hoa, trong những cây lá ở dưới
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo khiến cho bức tranh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao.
=>Thiên nhiên có nhiều vẻ đẹp độc đáo
*Tiểu kết:
-Là một bức tranh thiên nhiên (cảnh rừng Việt Bắc đêm trăng) đẹp lung linh, sống động, có âm thanh, hình ảnh và đậm chất thơ.
-Tình yêu thiên nhiên thiết tha, sâu đậm.
- Ngôn ngữ thơ độc đáo, nét tài hoa điêu luyện khi phối hợp nhuần nhuyễn giữa thơ - nhạc -họa Tâm hồn thi sĩ – nghệ sĩ.
II. Tìm hiểu văn bản.
2. Hai câu thơ cuối.
Đọc lại 2 câu thơ cuối và cho biết vì sao Bác chưa ngủ? Có phải là do cảnh quá đẹp không?
lo nỗi nước nhà
NT so sánh độc đáo: Cảnh khuya như vẽ
khẳng định cảnh đẹp như tranh vẽ vì có trăng, có suối, có hoa lá, núi ngàn và cả tâm trạng của Bác.
- Bác say mê, xúc động trước cảnh đẹp của thiên nhiên, thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa thiên nhiên rộng lớn và hữu tình (cảnh khuya chiến khu Việt Bắc).
Đây là lý do khiến Bác “chưa ngủ”
Câu 3: Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ.
Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp của thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
lo nỗi nước nhà
- Cảnh nơi đây đẹp như tranh vẽ nhưng Bác vẫn không ngủ được là vì lo cho đất nước, lo cho dân tộc.
- Điệp từ “chưa ngủ” được lặp lại nhằm nhấn mạnh tâm tư, nỗi lo lắng cho việc nước một cách rõ ràng, cụ thể.
=> Tâm hồn thi sĩ hòa cùng với tâm hồn chiến sĩ Cách mạng.(Thi sĩ – chiến sĩ)
Câu 4: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom, lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Nỗi lo cho vận mệnh của nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya, trằn trọc, băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao.
- Câu kết của bài thơ thật bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn bởi Bác Hồ ta luôn canh cánh một nỗi lo lớn vì đất nước.
- Và lúc này, khi cả non sông đang bị kẻ thù trở lại giày xéo và cuộc chiến đấu mới bước vào những ngày đầu tiên gian khổ, Bác Hồ của chúng ta hiếm có những đêm nghỉ ngơi thanh thản. Chúng ta càng hiểu nỗi không yên này khi bài thơ Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947 – trong thời kì đầu gian khó chống giặc ngoại xâm.
Giữa rừng trăng khuya vì lo việc nước mà Bác Hồ đã bắt được khoảnh khắc vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, ngược lại nỗi lo việc nước nhà không hề ngăn cản sự thưởng thức cảnh đẹp, lắng nghe tiếng rừng, tiếng suối của Bác.
Cảnh khuya đã nêu lên một mẫu mực về sự thống nhất cao độ, tự nhiên giữa lòng yêu thiên nhiên với tình yêu nước của người chiến sĩ- nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
2. Hai câu thơ cuối.
- Tác giả chưa ngủ vì rung động, say mê trước cảnh trăng đẹp của núi rừng Việt Bắc nhưng quan trọng hơn vẫn là nỗi lo cho nước. Ở Bác là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ.
II. Tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
3. Ý nghĩa.
- Bài thơ thể hiện sự gắn bó hài hòa giữa thiên nhiên và bản lĩnh người chiến sĩ Cách mạng Hồ Chí Minh.
III.TỔNG KẾT
1) Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Sử dụng biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ
- Ngôn ngữ bình dị, giàu sắc biểu cảm, gợi hình
2)Nội dung
- Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc huyền ảo, tràn đầy sức sống.
-Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Bác.
- Phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại
Câu 1: Bài thơ do ai sáng tác? Ở đâu?
A. Hồ Chí Minh
B. Nguyễn Trãi- Việt Bắc
C. Hồ Chí Minh-Việt Bắc
D. Tố Hữu – Côn Sơn
Củng cố bài học
C
Câu 2: 2 câu đầu bài thơ tả cái gì?
A. Cảnh đẹp thiên nhiên là dòng sông
B. Nỗi lo của Bác.
C. Lo lắng cho đất nước
D. Cảnh đêm trăng
Củng cố bài học
D
Câu 3: 2 câu cuối bài có ý nghĩa gì?
A. Nỗi lo Bác không ngủ được vì trăng quá đẹp
B. Bác lo cho đất nước, say mê ngắm trăng
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng.
Củng cố bài học
B
Môn: Ngữ Văn
Kiểm tra bài cũ.
1. Em hãy đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn thơ cuối bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
2. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Cảnh khuya
( Hồ Chí Minh)
I. Đọc- hiểu văn bản.
1. Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890-1969) là nhà chính trị, nhà thơ, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
-> Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ/ người chưa ngủ,
Chưa ngủ /vì lo nỗi nước nhà.
1947
I. Đọc- hiểu văn bản.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc (thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp).
Đọc
Từ khó
Thể loại:
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Hoàn cảnh sáng tác:
Sáng tác năm 1947
Bài thơ được viết trong năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài
Với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm trăng, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân.
Văn bản: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng( Hồ Chí Minh)
I. Đọc- hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai câu thơ đầu.
Dựa vào bài học SGK và ý nghĩ, em hãy cho biết: Câu thứ nhất của bài thơ miêu tả về cái gì? Đó là tả cảnh hoàn toàn hay xen vào đó là một tâm tư của Bác?
*Câu 1:
NT So sánh “ Tiếng suối như tiếng hát xa” Tạo ra sự lãng mạn, lung linh, kì ảo. Nghe tiếng suối trong veo mà nghĩ đến ngay tiếng hát.
-NT Lấy động tả tĩnh (lấy âm thanh tiếng suối chảy để tả cảnh đêm khuya thanh vắng).
Cảm nhận tinh tế qua thính giác. (lắng nghe âm thanh tiếng suối – Âm nhạc)
Tạo nên sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
=> Dường như không có sự cách biệt giữa thiên nhiên và con người. Tất cả đã hòa vào làm một.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Cách so sánh kì lạ, tiếng suối được ví như tiếng hát. Nhờ đó tiếng suối được cảm nhận thật gần gũi và thân mật với con người hơn. Cảnh khuya nơi chiến khu không còn hoang vu, lạnh lẽo mà mang hơi ấm và sức sống con người ở trong đó. Cảm nhận của Bác thật tinh tế nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước.
Nghệ thuật miêu tả: lấy động tả tĩnh (lấy tiếng suối chảy để tả cảnh đêm khuya thanh vắng).
- Với cách miêu tả như vậy, tác giả gợi trong tâm trí người đọc không gian, sự sống ở nơi đây thật thanh bình của thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc trong đêm.
Em có cảm nghĩ gì sau khi đọc câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa?”. Từ “lồng” ấy có ý nghĩa như thế nào?
*Câu 2:
- Điệp từ “lồng” (lặp lại 2 lần) tạo nên ngôn ngữ trang trọng, điêu luyện, nghe như có họa, có nhạc. Tất cả mọi thứ đều lồng vào một như thấy được sự xen kẽ giao hòa của thiên nhiên.
-Ánh trăng xen kẽ lá cây cổ thụ tạo nên khung cảnh thiên nhiên bình dị, tự nhiên Vẻ đẹp huyền diệu,thơ mộng, lãng mạn của đêm trăng trong một không gian thanh vắng, yên bình.
Bức tranh thiên nhiên ở Việt Bắc đêm trăng được miêu tả với 3 tầng: -tầng cao (trăng) nét họa mang
-tầng trung (cổ thụ) tính chất
-tầng thấp (hoa) cổ điển
Sự quan sát tinh tế của tác giả: Bức tranh thiên nhiên
đẹp, giàu chất thơ
Đây là câu thơ tả cảnh hoàn toàn, nói về ánh trăng chứ không hề liên quan gì đến nỗi lo của Bác.
Ở đây từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng thật đặc biệt.
Chữ “lồng” lặp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị và thật trữ tình.
- Nhìn lên: vầng trăng cao lồng cổ thụ – nét hoạ có tính trang nghiêm, cổ điển.
Nhìn thấp xuống: bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại in lồng trong hoa, trong những cây lá ở dưới
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo khiến cho bức tranh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao.
=>Thiên nhiên có nhiều vẻ đẹp độc đáo
*Tiểu kết:
-Là một bức tranh thiên nhiên (cảnh rừng Việt Bắc đêm trăng) đẹp lung linh, sống động, có âm thanh, hình ảnh và đậm chất thơ.
-Tình yêu thiên nhiên thiết tha, sâu đậm.
- Ngôn ngữ thơ độc đáo, nét tài hoa điêu luyện khi phối hợp nhuần nhuyễn giữa thơ - nhạc -họa Tâm hồn thi sĩ – nghệ sĩ.
II. Tìm hiểu văn bản.
2. Hai câu thơ cuối.
Đọc lại 2 câu thơ cuối và cho biết vì sao Bác chưa ngủ? Có phải là do cảnh quá đẹp không?
lo nỗi nước nhà
NT so sánh độc đáo: Cảnh khuya như vẽ
khẳng định cảnh đẹp như tranh vẽ vì có trăng, có suối, có hoa lá, núi ngàn và cả tâm trạng của Bác.
- Bác say mê, xúc động trước cảnh đẹp của thiên nhiên, thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa thiên nhiên rộng lớn và hữu tình (cảnh khuya chiến khu Việt Bắc).
Đây là lý do khiến Bác “chưa ngủ”
Câu 3: Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ.
Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp của thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
lo nỗi nước nhà
- Cảnh nơi đây đẹp như tranh vẽ nhưng Bác vẫn không ngủ được là vì lo cho đất nước, lo cho dân tộc.
- Điệp từ “chưa ngủ” được lặp lại nhằm nhấn mạnh tâm tư, nỗi lo lắng cho việc nước một cách rõ ràng, cụ thể.
=> Tâm hồn thi sĩ hòa cùng với tâm hồn chiến sĩ Cách mạng.(Thi sĩ – chiến sĩ)
Câu 4: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom, lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Nỗi lo cho vận mệnh của nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya, trằn trọc, băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao.
- Câu kết của bài thơ thật bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn bởi Bác Hồ ta luôn canh cánh một nỗi lo lớn vì đất nước.
- Và lúc này, khi cả non sông đang bị kẻ thù trở lại giày xéo và cuộc chiến đấu mới bước vào những ngày đầu tiên gian khổ, Bác Hồ của chúng ta hiếm có những đêm nghỉ ngơi thanh thản. Chúng ta càng hiểu nỗi không yên này khi bài thơ Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947 – trong thời kì đầu gian khó chống giặc ngoại xâm.
Giữa rừng trăng khuya vì lo việc nước mà Bác Hồ đã bắt được khoảnh khắc vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, ngược lại nỗi lo việc nước nhà không hề ngăn cản sự thưởng thức cảnh đẹp, lắng nghe tiếng rừng, tiếng suối của Bác.
Cảnh khuya đã nêu lên một mẫu mực về sự thống nhất cao độ, tự nhiên giữa lòng yêu thiên nhiên với tình yêu nước của người chiến sĩ- nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
2. Hai câu thơ cuối.
- Tác giả chưa ngủ vì rung động, say mê trước cảnh trăng đẹp của núi rừng Việt Bắc nhưng quan trọng hơn vẫn là nỗi lo cho nước. Ở Bác là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ.
II. Tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
3. Ý nghĩa.
- Bài thơ thể hiện sự gắn bó hài hòa giữa thiên nhiên và bản lĩnh người chiến sĩ Cách mạng Hồ Chí Minh.
III.TỔNG KẾT
1) Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Sử dụng biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ
- Ngôn ngữ bình dị, giàu sắc biểu cảm, gợi hình
2)Nội dung
- Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc huyền ảo, tràn đầy sức sống.
-Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Bác.
- Phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại
Câu 1: Bài thơ do ai sáng tác? Ở đâu?
A. Hồ Chí Minh
B. Nguyễn Trãi- Việt Bắc
C. Hồ Chí Minh-Việt Bắc
D. Tố Hữu – Côn Sơn
Củng cố bài học
C
Câu 2: 2 câu đầu bài thơ tả cái gì?
A. Cảnh đẹp thiên nhiên là dòng sông
B. Nỗi lo của Bác.
C. Lo lắng cho đất nước
D. Cảnh đêm trăng
Củng cố bài học
D
Câu 3: 2 câu cuối bài có ý nghĩa gì?
A. Nỗi lo Bác không ngủ được vì trăng quá đẹp
B. Bác lo cho đất nước, say mê ngắm trăng
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng.
Củng cố bài học
B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)