Bài 12. Cảnh khuya

Chia sẻ bởi Hồ Xuân Hiếu | Ngày 11/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Cảnh khuya thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI ÔLIMPIC NĂM HỌC 2009-2010
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
(Thời gian làm bài: 120 phút)


Câu1:
“ Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẩm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi”.
(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán, NXB Kim Đồng, 1996)
Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Tìm, phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2:
Bằng những hiểu biết và trí tưởng tượng của mình, em hãy viết bài tả luỹ tre ở hai thời điểm: vào một đêm trăng đẹp và trong một ngày dông bảo./.

------------------------------
DẪN CHẤM THI ÔLIMPIC NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn Ngữ Văn lớp 6

Câu 1: 6 điểm
a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: (3 đ- mỗi ý 1 đ)
- So sánh: “Hoa móng rồng... thơm như mùi mít chín...”
- Liệt kê: Hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng, ong vàng, ong vò vẽ, ong mật...
- Nhân hoá: “Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ”, “hoa móng rồng bụ bẩm”, Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau”; “Bướn hiền lành...rủ nhau’...
b) Phân tích hiệu quảthamr mĩ của các biện pháp tu từ trên. ( 3 đ)
- Đoạn văn sử dụng rất nhiều biện pháp tư tùe gợi lên một bức tranh làng quê đầu hè đầy sức sống, nên thơ.
+/ Hình ảnh so sánh và thủ pháp liệt kê có tác dụng gợi lênmột không gian nồng nàn hương thơm, tuơi tắn nhiều sắc màu, rộn rịp những hoạt động của thế giới loài vật.
+/ Với thủ pháp nhân hoá, cảnh vật hiện lên rất có hồn, sống động, đáng yêu.
- Thể hiện niềm say mê, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương của tác giả.
- Gợi dậy ở người đọc cảm xúc náo nức, yêu mến, tự hào cảnh đẹp quê hương.
Câu 2: 14 điểm
Yêu cầu:
- Đề bài yêu cầu học sinh phải viết bài văn trọng vẹn, có mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài viết trọng tâm miêu tả luỹ tre vào hai thời điểm: một đêm trăng đẹp và trong một ngày dông bão.
a) Mở bài: 1 điểm
- Nêu được hình ảnh luỹ tre trong hai hoàn cảnh với các chi tiết hình ảnh tiêu biểu, phù hợp.
- Tâm trạng, cảm xúc của người viết trước hoàn cảnh thực...
b) Thân bài: 12 điểm
- Giới thiệu chung về luỹ tre ở hai thời điểm ở đề bài
- Khi tả luỹ tre vào một đêm trăng đẹp:
+/ Học sinh phải bám vào các chi tiết, hình ảnh như: Bầu trời cao, đầy trăng sao, ánh trăng sáng như thế nào ?
+/ Rặng tre in hình bầu trời ra sao ? Gió thổi, rặng tre ngân vang những âm thanh như thế nào?
+/ Tình cảm, tâm trạng, cảm nhận vẻ đẹp trước thiên nhiên thơ mộng...
- Khi tả luỹ tre trong một ngày dông bão:
+/ Nêu được chi tiết và hình ảnh của thiên nhiên dữ dội.
+/ Giáo thổi mạnh, sấm, chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã những cây tre ra sao...
+/ rặng tre chao đảo, vặn vẹo, nghiêng ngã trong dông bão như thế nào?
+/ Những âm thanh của gió, của tre, của đất trời ra sao?
+/ Luỹ tre đã chống trả bão gió kiên cường và đứng vững như thế nào?
- Hình ảnh luỹ tre mang lại cho người viết ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ gì?
c) Kết bài: 1 điểm
- Khái quát được các nội dung chính đã miêu tả.
- Những cảm xúc cá nhân với thiên nhiên, quê hương đất nước./.
---------------------


ĐỀ THI OLIMPIC NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)



Câu1:
Cho đoạn văn sau:
“ Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Xuân Hiếu
Dung lượng: 126,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)