Bài 12. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Chia sẻ bởi nguyễn duy phúc | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LÊ QUỐC VIỆT

CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC EM VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP

NGỮ VĂN 7

GV: NGUYỄN DUY PHÚC
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
MB: Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới.
Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt,
ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, in trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1 mà em được học:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
…….
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở rừng Việt Bắc và lòng yêu nước của Bác như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
TB [1] hai câu đầu
Mở đầu bài thơ tác giả so sánh âm thanh tiếng suối như là tiếng hát làm cho tiếng suối trở nên gần gủi với con người và sống động hơn. Kế tiếp là điệp ngữ “lồng” cùng với phép liệt kê “trăng, cổ thụ, hoa” cho thấy bức tranh thiên nhiên đẹp nhiều tầng, hình khối đa dạng, đường nét lung linh,tạo sự hòa hợp bởi từ “lồng”.
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
TB [2] hai câu cuối
Ở hai câu cuối bài thơ tác giả sử dụng điệp ngữ “chưa ngủ”, Bác chưa ngủ vì rung động say mê trước cảnh trăng đẹp, Bác chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước:
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
.
[3] Suy nghĩ về tác phẩm(nghị luận)
Bài thơ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ trong Bác, cho thấy sự gắn bó giao hòa giữa con người với thiên nhiên. Tuy là thơ hiện đại nhưng đậm màu sắc cổ điển qua thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh trăng,…Mặc khác khi đối chiếu với tác phẩm cổ lại có cái mới rất hiện đại đó là tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ hòa hợp thống nhất cốt cách người chiến sĩ, vị lãnh tụ đạt tới sự hàì hòa nhuần nhuyển, tự nhiên. Chính là đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.
KB: Bài thơ “Cảnh khuya” miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhịên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ, bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên . Qua bài thơ em học được tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu nặng của Bác. Em sẽ cố gắng học tập để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Hướng dẩn học ở nhà
Phát biểu cảm nghĩ bài “Rằm tháng giêng”
(viết MB, KB, các đoạn TB)

BÀI HỌC KẾT THÚC XIN CHÀO THẦY CÔ & CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn duy phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)