Bài 12. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Chia sẻ bởi Thuy Nghiep | Ngày 28/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tâp
Giáo viên: Cao Thu Thủy
Học sinh: lớp 7A1 – trường THCS Việt Hùng
Trường THCS Việt Hùng
Năm học 2016 - 2017
Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô giáo
về dự tiết học hội giảng 20 - 11
Môn ngữ văn 7
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Thế nào là văn biểu cảm?
2. Em đã học dạng bài biểu cảm nào?
3. Hãy đọc một số đề văn biểu cảm mà em đã làm.
Văn
biểu cảm


DẠNG 1
Biểu cảm về con người và sự vật
DẠNG 1
Biểu cảm về con người và sự vật
DẠNG 1
Biểu cảm về con người và sự vật
DẠNG 1
Biểu cảm về con người và sự vật
DẠNG 1
DẠNG 2
Biểu cảm về con người và sự vật
Biểu cảm về tác phẩm văn học
Chủ đề
BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tiết 47: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Tiết 48: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Chủ đề
BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tiết 47:
Cách làm bài văn biểu cảm
về tác phẩm văn học
CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA DAO
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…
Cảnh minh họa trong bài có bóng một người đầu đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.
Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi như càng dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng. Tiếng gió khuya vu vu. Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.
1
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn…
Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hàng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi lại thấy quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.
2
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ
Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc, thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia phải nghẹn ngào:
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
mà nói với sông:
Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta !
Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa kia cũng thấy như thế.
3
Nhà văn Nguyên Hồng
(1918 - 1982)
CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA DAO
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…
Cảnh minh họa trong bài có bóng một người đầu đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.
Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi như càng dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng. Tiếng gió khuya vu vu. Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện…

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
Dải sáng trên bầu trời, gồm nhiều ngôi sao, gợi nhớ câu chuyện của Ngưu Lang - Chức Nữ…
Sao Tinh Đẩu còn gọi là sao Bắc Đẩu – một chòm sao trên trời…
Con sông chảy qua huyện Quế Võ – Bắc Ninh, cũng là tên của một con sông ở Quảng Đông – Trung Quốc đã đi vào thơ văn…
Hình ảnh, chi tiết của
bài ca dao
Liên tưởng
Tưởng tượng
Suy ngẫm
Hồi tưởng
Tưởng tượng
(Tạo ra những hình ảnh cụ thể trong đầu… )
Liên tưởng
(Từ đối tượng này mà nghĩ tới đối tượng khác có mối liên quan)
Hồi tưởng
Suy ngẫm
(Nhớ lại những điều sảy ra trong quá khứ)
(Dùng trí óc để nhận biết, đánh giá)
Thảo luận nhóm 2 phút
Hãy chỉ ra các yếu tố: tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về chi tiết và hình ảnh của bài ca dao có trong bài văn?
Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở cái bờ ao tối mờ mờ.
 Tưởng tượng
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…
Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, nhạc nhiên và thất vọng. …
 Tưởng tượng
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, nhạc nhiên và thất vọng. …
 Hồi tưởng
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương…
 Liên tưởng
…Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, …
Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!...
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
 Suy ngẫm

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
Nội dung của bài ca dao: thể hiện tâm trạng buồn thương, nhớ nhung hướng về quê hương và những người thân yêu…
1. Tìm hiểu đề
2. Tìm ý
3. Lập dàn ý
4. Viết bài
5. Kiểm tra, sửa chữa
CÁC BƯỚC LÀM BÀI
Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan.
….
1. Tìm hiểu đề
2. Tìm ý
3. Lập dàn ý
4. Viết bài
5. Kiểm tra, sửa chữa
CÁC BƯỚC LÀM BÀI
Đọc kĩ tác phẩm và trả lời
các câu hỏi:
Nội dung của tác phẩm là gì? Có mấy khía cạnh nội dung?
Tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật nào?
Từ tác phẩm mà em nghĩ đến những câu thơ, câu văn hoặc tác phẩm nào khác?
Từ tác phẩm mà em rút ra bài học nào? Thấy mình cần phải làm gì?
Em có cảm nhận gì về tài năng và tấm lòng của tác giả?...
1. Tìm hiểu đề
2. Tìm ý
3. Lập dàn ý
4. Viết bài
5. Kiểm tra, sửa chữa
CÁC BƯỚC LÀM BÀI
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Về nội dung…
+ Về nghệ thuật…
+ Về tác giả…
- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
1. Tìm hiểu đề
2. Tìm ý
3. Lập dàn ý
4. Viết bài
5. Kiểm tra, sửa chữa
CÁC BƯỚC LÀM BÀI
Viết lần lượt các đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, bám sát bố cục.
Kết hợp linh hoạt các thao tác:
+ Trích dẫn, giải thích, phân tích.
+ Tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, so sánh, liên hệ.
+ Đánh giá…
1. Tìm hiểu đề
2. Tìm ý
3. Lập dàn ý
4. Viết bài
5. Kiểm tra, sửa chữa
CÁC BƯỚC LÀM BÀI
GHI NHỚ
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần:
Mở bài: giới thiệu tác phẩm và hoàn cảm tiếp xúc với tác phẩm.
Thân bài: những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm.
Chủ đề
BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tiết 47:
Cách làm bài văn biểu cảm
về tác phẩm văn học
 Hiểu về tác phẩm.
 Nắm chắc các bước làm bài.
Trau dồi hứng thú với thơ văn.
LƯU Ý
 Hiểu về tác phẩm.
 Nắm chắc các bước làm bài.
Trau dồi hứng thú với thơ văn.
LƯU Ý
Trau dồi hiểu biết về cuộc sống và văn chương.
Trau dồi vốn từ.
“Trong thơ văn hay, chữ nghĩa…còn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại. Nếu không “làm thân” với văn thơ thì không nghe được tiếng lòng chân thật của nó. Muốn “làm thân” với văn thơ chính ta cũng phải có tấm lòng chân thật, có tình cảm thiết tha yêu quý văn thơ.”
(Giáo sư văn học Lê Trí Viễn)
LUYỆN TẬP
Bài tập: Đọc bài văn (trong phiếu học tập) và chỉ ra:
Đối tượng biểu cảm của bài văn là gì?
Các thao tác tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm đã được sử dụng trong những dòng văn nào?
Bố cục của bài văn.
LUYỆN TẬP
ĐTBC: bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”
- Tưởng tượng: “Trước mắt ta là một cánh đồng quê có sóng lúa dập dờn, trải dài tít tắp đến tận chân trời…. Hai câu ca dao còn khiến ta hình dung ra bóng dáng của một người đi thăm đồng, đang say sưa nhìn ngắm cánh đồng quê hương. Dù đứng ở chỗ nào, ngó từ phía nào cũng thấy cánh đồng quê mình thật rộng lớn. Say sưa nhìn ngắm mà trong lòng thì vui sướng và tự hào biết bao!...Hóa ra mặt trời chính là gốc rễ, là thân cây còn những tia sáng của nó chiếu xuống nhân gian lại chính là muôn vạn những cành, những ngọn!”
- Liên tưởng: “Ta bỗng nhớ về cánh đồng lúa trên quê hương mình, sao mà giống đến vậy!...”
- Suy ngẫm: “Con người nhỏ bé ấy xuất hiện giữa không gian rộng lớn mà không hề bị che khuất, trái lại còn hiện lên nổi bật hơn, thu hút mọi tầm nhìn, trở thành linh hồn của bức tranh cảnh vật. Cũng đúng thôi bởi cánh đồng quê làm sao có thể tươi đẹp, mênh mông, trù phú được nếu thiếu đi những con người lao động như thế. Chính bàn tay và khối óc của họ mới làm nên những cánh đồng bát ngát khắp nơi nơi… “
LUYỆN TẬP
c. Bố cục bài văn: 3 phần
Mở bài: đoạn 1 – giới thiệu, nêu ấn tượng chung về bài ca dao.
Thân bài: tiếp đó… “Và bao trùm toàn bộ tác phẩm là âm hưởng lạc quan, yêu đời” – trình bày cảm xúc cụ thể về nội dung, nghệ thuật của bài ca dao (có 3 ý).
Kết bài: đoạn còn lại – khẳng định giá trị, sức sống của bài ca dao.
TRÒ CHƠI
Lớp chia làm 2 đội.
Các đội lần lượt mở các ô số để tìm ra tác phẩm văn học đằng sau đó rồi trả lời câu hỏi kèm theo.
Đội nào không trả lời được thì quyền thuộc về đội còn lại.
Đội nào giành được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.
1
2
3
4
5
6
1
Những bố mẹ đứng bên bờ chia cắt
Phút giây thôi hãy nghe tiếng con mình !
2
3
4
5
6
Đèo Ngang
Hướng dẫn về nhà
Học ghi nhớ, hoàn thiện bài tập vào vở.
Chuẩn bị bài “Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”: viết bài văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, tự luyện nói.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thuy Nghiep
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)