Bài 11. Từ đồng âm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Chiến | Ngày 09/05/2019 | 204

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

1
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP: 7B
GV: NGUYỄN THỊ THU
2
1. Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?

2. Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau?
Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lê, ta lại hoá anh hùng

Sức nhân nghĩa, mạnh hơn cường bạo.
Thiếu
Sống
chết
ung dung
nô lê
anh hùng
nhân nghĩa
cường bạo
cúi đầu
giàu
3
Tiết 43
TỪ ĐỒNG ÂM
4
I. Thế nào là từ đồng âm?
1. Tìm hiểu ví dụ (sgk).
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

- Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong 2 câu trên? Thử tìm các từ khác đồng nghĩa thay cho từ lồng?

Từ lồng trong 2 câu trên có gì giống và khác nhau?
2. Bài học
5
Bài tập nhanh
6
1. Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào?
a. Ruồi đậu mâm xôi đậu
Kiến bò đĩa thịt bò.

b. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

c. Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.


đậu
đậu


chín
chín
lợi
Lợi
lợi
7
2. Em hãy giải nghĩa của từ “chân” trong các câu sau và cho biết các nghĩa đó có mỗi quan hệ với nhau ntn? Đây có phải là từ đồng âm không?
a. Cái ghế này chân bị gãy rồi.
b. Các vận động viên tập trung dưới chân núi.
c. Nam đá bóng nên bị đau chân.

Chân ghế
Chân núi
Chân người
8
Chân1: Bộ phận dưới cùng của ghế dùng để đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế…).

Chân2: Bộ phận dưới cùng của núi tiếp giáp và bám chặt với mặt đất (chân núi, chân tường).

Chân3: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng .
=> Không phải từ đồng âm: Đây là từ nhiều nghĩa. Giữa chúng có một nét nghĩa chung làm cơ sở “chỉ bộ phận dưới cùng”. Các nghĩa chuyển đều dựa trên cơ sở của nghĩa gốc.
Bộ phận dưới cùng
Bộ phận dưới cùng
Bộ phận dưới cùng
9
Làm thế nào để phân biệt
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên quan gì tới nhau.
Có một nét nghĩa chung giống nhau làm cơ sở.
10
II. Sử dụng từ đồng âm.
1. Tìm hiểu ví dụ.
a. Dựa vào đâu mà em biết được nghĩa của từ “lồng” trong 2 ví dụ trên?
=> Dựa vào ngữ cảnh tức là câu văn cụ thể.
b. Câu: “Đem cá về kho”. Nếu tách “kho” khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Để câu trên hiểu theo một cách duy nhất em phải diễn đạt ntn?

=> 2 nghĩa
Kho 1: Chế biến thức ăn.
Đem cá về mà kho.
Kho 2: Nhà chứa cá.
Đem cá về nhập kho.
 Vậy để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
2. Bài học.
11
Đặt câu với mỗi từ đồng âm sau:
1. Bàn (d.từ) – Bàn (đ.từ).


=> Họ ngồi vào bàn để bàn công việc.

2. Sâu (d.từ) – Sâu (t.từ).


=> Mấy chú sâu con núp sâu trong đất.

3. Năm (d.từ) – Năm (số từ).

=> Năm nay cháu vừa tròn năm tuổi.
12
III. LUYỆN TẬP.
Bài tập 1:
Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.
nam1: nam nhi.
nam2: phương nam.
sức1: sức lực.
sức2: đồ trang sức.
nhè1: nhè bắn.
nhè2: khóc nhè.
tuốt1: đi tuốt.
tuốt2: tuốt lúa.
môi1: đôi môi.
môi2: môi giới.
thu1: mua thu.
thu2: thu thuế.
cao1: nhà cao.
cao2: cao hổ.
ba1: ba má.
ba2: ba tuổi.
tranh1:bức tranh.
tranh2: tranh giành.
sang1: giàu sang.
sang2: sang sông.


13
Bài tập 2: a) Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” và giải thích mỗi liên quan giữa các nghĩa đó?
+ Cổ1: bộ phận nối liền thân và đầu của người hoặc động vật (cổ người, hươu cao cổ…).
+ Cổ2: bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay (cổ tay, cổ chân…).
+ Cổ3: bộ phận nối liền giữa thân và miệng cùa đồ vật (cổ chai, cổ lọ…).
=> Mỗi liên quan: Đều là bộ phận dùng để nối liền các bộ phận khác => Từ nhiều nghĩa.
b) Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của nó?
+ Cổ1: xưa, cũ (nhà cổ, phố cổ…).
+ Cổ2: đánh cho kêu, làm ồn (cổ động, cổ vũ…).

14
Bài tập 4: Anh chàng trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu là viên quan xử kiện em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?
 Dùng từ đồng âm (con vạc, cái vạc) để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
 Dùng từ đồng âm với ngữ cảnh cụ thể, chặt chẽ để phân rõ phải trái: “Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà”.

15
BÀI TẬP CỦNG CỐ
? Quan sát các bức tranh sau và nêu ra các hiện tượng đồng âm?
Hoa súng
Khẩu súng
Thác nước
Nước Việt Nam
16
Hướng dẫn về nhà
1. Học bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ sgk/135-136.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
2 Soạn bài “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
17
GIỜ HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC!
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)