Bài 11. Từ đồng âm

Chia sẻ bởi Trần Thanh Hòa | Ngày 09/05/2019 | 184

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

GD HƯỚNG PHÙNG
NGỮ VĂN 7
CH�O M?NG QUí TH?Y Cễ GI�O V? D? TI?T THAO GI?NG MễN NG? VAN 7
KIỂM TRA BÀI CŨ
1- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.

2-Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
CHUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò,nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cònày. Người chủ chiếc vạc đồng đi kiện quan. Quan gọi hai người đến xử. Người nay thưa “ Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc,hắn không trả ”. Anh chàng đi mượn nói: “ Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò.” Người chủ nói: nhưng vạc của con là vạc thật. Anh chàng đi mượn nói: Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? Người chủ nói tiếp; Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng. Anh chàng đi mượn trả lời: Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng.
Bài 11 Tiết 43
TỪ ĐỒNG ÂM


Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:

a- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
b- Mua được con chim nó nhốt ngay vào lồng.
Lồng (a): chỉ hoạt động nhảy dựng lên với
sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ. Lồng (b): đồ vật thường đan bằng tre, nứa
để nhốt chim.
Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không?
- Nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Hãy nhận xét các trường hợp sau có phải là từ đồng âm không?
Thương thay con cuốc giữa trời. Dầu kêu ra máu biết người nào thương.
( Ca dao)
Ôi Tổ quốc ta yêu ngư máu thịt, Như mẹ như cha, như vợ, như chồng.
( Tố Hữu)
- Việc cuốc, việc cày là việc của nghề nông.
Đây chính là những từ đồng âm cho dù cách viết của chúng khác nhau về chính tả.
Em hãy giải thích nghĩa của các từ sau: chân người, chân bàn, chân ghế, chân mây, chân tường…
Vậy nét nghĩa chung của các từ này là gì?
- Đây đều là bộ phận dưới cùng nâng đỡ con người, đồ vật…
Theo em đây có phải là những từ đồng âm không? Nếu không đây là những từ gì?
Em hãy phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm?
Từ đồng âm

- Không có mối liên hệ ngữ nghĩa .
-> Các từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Từ nhiều nghĩa

- Có một mối liên hệ ngữ nghĩa.

-> Các từ có nét chung về nghĩa.



Câu “ Đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh thì có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.


Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu ở phần I.1?
- Nhờ vào ngữ cảnh được nói tới trong câu văn.
- Đem cá về mà kho!
- Đem cá về để nhập kho!
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tháng tám thu cao , gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!



Bài tập 2.
a) Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?

b) Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.
1- Bộ phận của cơ thể nối đầu và thân (Cổ Nam bị sái )
2- Bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân (cổ tay, cổ chân).
3- Bộ phận của áo hoặc giày bao quanh cổ hoặc cổ chân (cổ áo, giày cao cổ)
4- Chỗ eo lại gần phần đầu của một số đồ vật ( cổ chai, cổ lọ).

Bài tập 3:
Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau ( ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):

bàn ( danh từ) - bàn (động từ)
sâu (danh từ ) - sâu (tính từ)
năm (danh từ) - năm ( số từ)
Bài tập 4:
Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?




- Quan cần đặt câu hỏi: Vạc của anh cho mượn là vạc bằng chất liệu gì?
- Vạc bằng đồng.
Khuyên chúng ta hãy chặt chẽ với từng ngữcảng khi sử dụng từ đồng âm.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1- Dòng nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A - Là những từ có phần vần giống nhau nghe na ná như nhau.
B - Là những từ giống nhau về âm thanh và có các nghĩa gần nhau, cùng một nguồn gốc.
C - Là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

C
2- Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
A- Chân tường ,chân núi
B- Hoa đào, đào giếng
C- Cổ áo, khăn quàng cổ
D- Chạy tiếp sức, đồng hồ chạy
B
Hãy phân biệt nghĩa các từ đồng âm sau:
Con ruồi đậu mâm xôi đậu.
Con giống co bọ hung.
Ba bắt được ba con ba ba.
Qua nói qua qua nhưng qua không qua.
Hướng dẫn về nhà
1- Học bài cũ:
- Học ghi nhớ SGK/135-136.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
2 - Chuẩn bị bài mới: CẢNH KHUYA”.
- Tìm hiểu về tac giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Sưu tầm các tranh ảnh về Bác Hồ ở giai đoạn này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)