Bài 11. Từ đồng âm

Chia sẻ bởi Trân Oanh | Ngày 28/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Bài giảng ngữ văn 7

Người soạn: Dinh Th? N?.
Trường THCS Quỳnh Lưu.
Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?

Tiết 43: Từ đồng âm.


I. Thế nào là từ đồng âm:
1. Ví dụ:
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua đươc con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

I. Thế nào là từ đồng âm:
1. Ví dụ:
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

- Lồng 1: Chạy lung tung, nhảy dựng lên.
- Lồng 2: Đồ làm bằng tre, nứa, kim loại để nhốt chim.
2. Nhận xét:
Phát âm giống nhau
nghĩa khác nhau.
3. Ghi nhớ:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Bài tập nhanh:
Bài tập 1: Giải thích nghĩa các cặp từ:
- Những đôi mắt sáng thức đến sáng.

Bài tập nhanh:
Bài tập 1: Giải thích nghĩa các cặp từ:
- Những đôi mắt sáng thức đến sáng.
-> Sáng 1: Tính chất của mắt, trái nghĩa với đục, mờ, tối.
Sáng 2: Chỉ thời gian, phân biệt với trưa, chiều, tối.

Bài tập 2: Giải nghĩa từ "đường kính" trong câu sau:
a. Mỗi hình tròn có mấy đường kính?
b. Giá đường kính đang hạ.

Bài tập 2: Giải nghĩa từ "đường kính" trong câu sau:
a. Mỗi hình tròn có mấy đường kính?
b. Giá đường kính đang hạ.
( a. đường kính: Dây cung lớn nhất đi qua tâm của đường tròn.
b. đường kính: Sự vật, sản phẩm được chế biến từ mía, củ cải đường, dạng tinh thể trắng.).
Con cuốc
Tổ quốc
Lưu ý: - chính tả giống nhau, phát âm giống nhau.
- Chính tả khác nhau, phát âm giống nhau.
II. Sử dụng từ đồng âm:
1. Ví dụ:
- Đem cá về kho.

Kho: - Cách chế biến thức ăn
- Nơi để chứa đựng.
2. Nhận xét:
- Dựa vào ngữ cảnh để xác định từ đồng âm.
3. Ghi nhớ 2:
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Bài tập nhanh: Giải thích nghĩa của từ "chả" trong ngữ cảnh sau:
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
Từ chả có 2 cách hiểu:
- Một món ăn: giò chả, nem chả.
- Từ phủ định: Không, chưa, chẳng.
Bài tập nhanh: Giải thích nghĩa của từ "sen" trong vớ d? sau:
Tụi tr? v? quờ Bỏc l�ng sen
ễi hoa sen d?p c?a bựn den
- Sen 1: Danh t? riờng ch? s? v?t
- Sen 2: Danh t? chung: + ch? s? v?t
+ Ch? ph?m ch?t

III. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm từ đồng âm với các từ sau trong đoạn dịch thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá":
Thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.
- cao1 : cây cao. - cao2 : nấu cao.
- sức1 : sức lực.
- sức2 : sức nước hoa.
- tranh1 : mái tranh. - tranh2 : tranh giành.


- nhè1 : nhè vào ta. - nhè2 : khóc nhè.
- sang1 : sang sông. - sang2 : giàu sang.
- tuốt1 : tuốt lúa. - tuốt 2 : tuốt lúa.
- nam1 : phương nam. - nam2 : nam nữ.
- môi1 : môi khô.
- môi2 : môi múc canh.
- ba1 : số ba. - ba2 : ba mẹ

Bài tập 2:
a. Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?
1. Bộ phận của cơ thể nối đầu với thân.
2. Cổ con người, coi là biểu tượng của một sự chống đối trong quan hệ với con người nào đó.
3. Bộ phận của áo, yếm, giày bao quanh cổ hoặc ở chân (áo cổ lọ, giầy cao cổ).


4. Chỗ eo lại ở phần gần đầu của một số đồ vật giống hình cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ vật (cổ chai).
=> Tất cả các nghĩa trên đều xuất phát từ nghĩa gốc (1).
b. Từ đồng âm với từ cổ: Nó chơi đồ cổ.
Nghĩa: Thuộc về một thời xa xưa trong lịch sử.

Bài tập 3: Hãy đặt câu với mỗi từ đồng âm sau:
- bàn (danh từ). - bàn (động từ).
- sâu (danh từ). - sâu (tính từ).
- năm (danh từ). - năm (số từ).

Sâu
Bàn
Năm


Bài 4:
Đây là câu chuyện hư cấu nhưng hợp lí và thú vị. Nếu là viên quan xử kiện ta cần thêm 1 vài từ để làm rõ nghĩa từ vạc1(cái vạc bằng đồng).Rõ ràng anh chàng nọ đã sử dụng từ ngữ đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh chàng nọ:
"Vạc của ông hàng xóm là vạc đồng cơ mà" hay "cái vạc bằng đồng của người ta rất có giá sao lại đền người ta bằng hai con cò chẳng mấy giá trị thế."
Thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu hỏi 1: Tìm từ đồng âm trong câu sau: Vôi tôi tôi tôi.
Câu hỏi 2: Khi sử dụng cần phân biệt từ đồng âm với loại từ nào?
Câu hỏi 3: Tìm từ đồng âm trong câu sau: Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Câu hỏi 4: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau người ta gọi là gì?
Câu hỏi 5: Điền tiếp vào dấu ... trong câu sau: Cần tránh lẫn lộn từ đồng âm với từ ...............
Câu hỏi 6: Đặc điểm thứ hai để nhận biết từ đồng âm là gì?
Câu hỏi 7: Đây là một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất của từ đồng âm.
Câu hỏi 8: Đây là một trong những giá trị của việc sử dụng từ đồng âm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trân Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)