Bài 11. Từ đồng âm

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Minh Ngọc | Ngày 28/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG
BÀI GIẢNG HƯỞNG ỨNG THI ĐUA GIAI ĐOẠN I.
NĂM HỌC 2009-2010
GV:HOÀNG THỊ MINH NGỌC
MÔN: NGỮ VĂN 7
NGÀY SOẠN: 07.11.2009
NGÀY DẠY: 09.11.2009
KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU HỎI:Thế nào là từ trái nghĩa?cách sử dụng từ trái nghĩa? Cho ví dụ vể từ trái nghĩa
Trả lời: _từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản,gây ấn tượng mạnh,làm cho lời nói thêm sinh động.
I,Thế nào là từ đồng âm.
Ví dụ:sgk
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng
Câu hỏi:em hãy giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trên?
- Lồng 1: con ngựa lồng lên→hoạt động





- Lồng 2: lồng chim→chỉ sự vật.

Câu hỏi:-em hãy tìm những từ có thể thay thế cho từ lồng thứ nhất?
-Em có nhận xét gì về cách phát âm và nghĩa của các từ lồng trên?
→Cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không phụ thuộc vào nhau.
Cô gọi các từ trên là từ đồng âm.Vậy em hãy cho cô biết thế nào là từ đồng âm?
→Từ đồng âm là những từ giống nhau gvề âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,không liên quan gì đến nhau.
Câu hỏi:Nhờ vào đâu mà em biết nghĩa của hai từ lồng trên?
→Ta đặt các từ “lồng ”vào từng ngữ cảnh cụ thể,câu văn cụ thể.




II,Sử dụng từ đồng âm.
Ví dụ:-Đem cá về kho
Câu hỏi:Câu” Đem cá về kho “nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
→2nghĩa:-Đem cá về mà kho
-Đem cá về cất vào kho
Câu hỏi:Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu này trở thành đơn nghĩa?
Câu hỏi :Vậy cách nói này rất dễ gây hiểu lầm giao tiếp.vậy để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra,cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
→Người nói cần nói rõ ràng,tránh nói theo kiểu nước đôi.
→ghi nhớ:Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa cuả từ hoặc dùng với nghiã nước đôi do hiện tượng đồng âm.
→Chú ý:1,Cần phân biệt từ đồng âm với từ gần âm:
+Ví dụ:-Anh không nên có thái độ bàng quang→bàng quan.
-Rượu chè bê bết→be bét
-Tính toán sai bê bết→be bét
2,Cần phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:
+Ví dụ:-từ nhiều nghĩa:
.chân :chân người,chân động vật→nghĩa chuyển:chân bàn, chân núi, chân tường,chân mây…
III,Luyện tập
Bài 1: Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau:
-thu:mùa thu,thu tiền,cá thu…
-cao:núi cao, tự cao tự đại,trên cao…
-
-Sang:sang sông, sang trang
-Nam:hướng nam, nước Nam…
-Ba:ba mẹ ,ba lớp,số ba…
Tranh:tranh nhau,tranh vẽ,mái tranh…
Bài tập2: a,Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ:
-Cổ(nghĩa gốc):bộ phận nối liền giữa thân và đầu của người hoặc động vật
-Cổ:bộ phận nối liền giữa cánh tay và bàn tay
-Cổ:bộ phận nối liền giữa thân và miệng của đồ vật:cổ chai
b,Tìm từ đồng âm với danh từ” cổ” :
+Cổ:như nghĩa gốc
=Cổ 2:cổ đại, cổ tích,cổ thụ, cổ đại…
Bai3: Đặt câu với mỗi căp từ:
a,bàn(danh từ)_bàn(động từ):
-Ví dụ:Cả lớp đang ngồi ở bàn để bàn việc lớp.
b,năm(danh từ)_năm(số từ):
-Ví dụ:Bạn Năm đứng hàng thứ năm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Minh Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)