Bài 11. Từ đồng âm

Chia sẻ bởi Nguyễn Vũ Điền | Ngày 28/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:



CÙNG CÁC EM HỌC SINH
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI THỊ THANH
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em hãy cho biết thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
vd : cao – thấp
Việc sử dụng từ trái nghĩa nhằm có tác dụng gì?
=> tạo thể đối, tạo hình tượng tương phản, ấn tượng mạnh, làm lời văn thêm sinh động.
I. Thế nào là từ đồng âm?
Tiết: 43
TỪ ĐỒNG ÂM
Em hãy quan sát ví dụ:
VD1: Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
VD2: Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
=> Nhảy chồm lên
=> Đồ vật làm bằng tre, nứa,sắt,... dùng để nhốt vật nuôi.

Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
VD: Mùa thu, thu tiền.
I.Thế nào là từ đồng âm?
II. Sử dụng từ đồng âm:
Em hãy quan sát ví dụ:
VD1: Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
VD2: Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
-> Đồ vật làm bằng tre, nứa,sắt,... dùng để nhốt vật nuôi.
-> Nhảy chồm lên
=> chú ý ngữ cảnh
Em hãy quan sát ví dụ sau đây:
VD3 : Đem cá về kho !
-> Kho: chế biến món ăn
-> Kho: nơi để chứa
- Đem cá về kho ăn đi !
- Chở cá về kho đi !
=>tránh dùng từ với nghĩa nước đôi.
Trong giao tiếp, phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để:
- Tránh hiểu sai nghĩa của từ
- Tránh dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
II. Sử dụng từ đồng âm:
Số 1
Số 2
Số 3
Số 4
TRÒ CHƠI
Ô SỐ MAY MẮN
III. Luyện tập:
1/ Tìm từ đồng âm:
Tranh: cỏ tranh, bức tranh
Sang: sang sông, giàu sang
(Các từ còn lại về nhà làm)
Tranh, sang,…
2/ a) *Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ”
- Cái cổ, hươu cao cổ,...
- Cổ áo, cổ chai,...
*Mối liên quan: bộ phận nhỏ, nằm ở trên.
b) *Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ”( ở trên ) :
Cổ xưa, cổ tích, đồ cổ, truyện cổ,...
*Nghĩa: xa xưa.
3/ Đặt câu:
* Bàn (DT)- bàn (ĐT)
Thảo luận nhóm:(3ph)
* Sâu (DT)- sâu (TT)
* Năm (DT)- năm (ST)
- Con sâu đã ăn sâu
vào trái này rồi!
- Em của em năm nay
vừa tròn năm tuổi.
DT
TT
DT
ST
- Chúng ta hãy ngồi vào bàn để bàn công việc đi!
DT
ĐT
Bài tập 4: Em hãy đọc diễn cảm truyện đọc ở bài tập 4 SGK và trả lời câu hỏi.
4/ Anh chàng đã sử dụng biện pháp dùng từ ngữ đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. Nếu em là viên quan thì em sẽ dựa vào ngữ cảnh mà nói: “Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà!”=> Anh chàng nọ sẽ chịu thua.
Công việc về nhà:
Học: để nắm thế nào là“Từ đồng âm”, cách sử dụng và làm phần bài tập còn lại ở bài 1.
Soạn: bài “ Các yếu tố tự sự trong văn biểucảm”qua các câu hỏi ở phần tìm hiểu bài.
CHÀO TẠM BIỆT
Từ đồng âm là những từ ............................................nhưng.............................. Không liên quan gì đến nhau.
giống nhau về âm thanh
nghĩa khác xa nhau,
Em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống sau:
Khi sử dụng từ đồng âm, ta phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh và tránh dùng từ với nghĩa nước đôi.
Đúng
Sai
Ruồi đậu mâm xôi đậu,
Kiến bò đĩa thịt bò.
Em hãy tìm từ đồng âm trong hai câu dưới đây:
ĐT
DT
ĐT
DT
CHÚC MỪNG BẠN
BẠN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC Ô SỐ MAY MẮN
Quà tặng dành cho bạn là một tràng pháo tay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Vũ Điền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)