Bài 11. Từ đồng âm
Chia sẻ bởi Thắng Nguyễn |
Ngày 28/04/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
chào mừng
các Thầy cô về dự gi? VAN
lớp: 7C5
Giáo viên : Phạm Mỹ Dung
* Kiểm tra bài cũ:
Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có sử dụng từ trái nghĩa? Trường hợp nào không sử dụng từ trái nghĩa? Hãy chỉ ra cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong các ví dụ?
a. Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
(Ca dao)
b. Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí,
Sống, chẳng cúi đầu; chết vẫn ung dung.
(Tố Hữu)
c. Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(Ca dao)
Ngữ văn - tiết 43
từ đồng âm
Tiết 43: Từ đồng âm.
a. Con ngựa đang đứng bỗng
lồng lên.
-Là động từ.
-Nghĩa: chạy cất cao vó lên với
một sức hăng đột ngột rất khó kìm
giữ , do quá hoảng sợ.
b. Mua được con chim, bạn tôi
nhốt ngay nó vào lồng.
-Là danh từ
-Nghĩa: đồ vật bằng tre: gỗ, sắt...
dùng để nhốt chim, ngan, gà, vịt...
*Nhận xét: Hai từ "lồng" phát âm giống nhau, nghĩa khác xa nhau
Ghi nhớ
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,không liên quan gì đến nhau.
Tiết 43: Từ đồng âm.
Bài tập nhanh: Tìm từ đồng âm
với mỗi từ được gạch chân bên dưới?
Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
+ Cao 1: Cao thấp
+ Cao 2: Nấu cao.
+ Ba 1: Ba má
+ Ba 2: Số ba
+ Tranh 1:. Nhà tranh
+ Tranh 2: Tranh ch?p
+ Sang 1: Sang trọng
+ Sang 2: Sang sông
Thảo luận nhóm
Em có nhận xét gì về nghĩa các từ "chân" trong các ví dụ sau?
Cơ sở chung của những từ "chân" này là gì? Từ "chân" có phải là từ đồng âm không?
a.Mẹ tôi bị đau chân.
b.Cái bàn này, chân bị gãy.
c. Chân tường này đã bị hỏng.
- Chân 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật dùng để đi.
- Chân 2: Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
- Chân 3: Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt mặt nền.
-> Nét nghĩa chung: "bộ phận dưới cùng".
=> Không phải từ đồng âm, là từ nhiều nghĩa.
Tiết 43: từ đồng âm.
* Ví dụ 1:
a. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
b. Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng.
* Ví dụ 2:
- Đem cá về kho !
-> Có thể hiểu theo hai nghĩa:
+Kho1:Cách chế biến thức ăn
+Kho2: Cái kho (để chứa cá)
*Tạo thành câu đơn nghĩa:Thêm từ vào câu:
- Đem cá về mà kho.
- Đem cá về nhập kho.
Ghi nhí 2
Trong giao tiÕp ph¶i chó ý ®Çy ®ñ ®Õn ng÷ c¶nh ®Ó tr¸nh hiÓu sai nghÜa cña tõ hoÆc dïng tõ víi nghÜa níc ®«i do hiÖn tîng ®ång ©m.
Tiết 43: từ đồng âm.
c. Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(Ca dao)
+ Lợi 1: là thuận lợi, lợi lộc
+ Lợi 2, 3: Chỉ phần thịt bao quanh
chân răng ( chỉ răng, lợi)
-> Bài ca dao đã lợi dụng hiện tượng
đồng âm để chơi chữ tạo cách hiểu bất
ngờ, thú vị.
Bài tập nhanh
1.Từ đồng âm là
A. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
B. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
C. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
D. Là từ có nhiều nghĩa.
2.Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý đến
A.Hoàn cảnh giao tiếp cụ thể tránh hiểu sai hoặc hiểu nước đôi.
B.Chú ý đến sắc thái biểu cảm để tăng hiệu quả giao tiếp.
C.Chú ý đến đối tượng giao tiếp để lựa chọn từ xưng hộ
D.Chú ý sử dụng đúng các nét nghĩa.
1. Bài tập 2(Sgk/136)
Nhóm 1: Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó. ?
+ (Nghĩa gốc) bộ phận nối liền thân và đầu của người hay động vật.
+bộ phận của áo yếm , hoặc giày , bao quanh cổ hoặc chân , tay.
+Chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ vật , giống hình cáI cổ thường nối liền thân với miệng.
Nhóm 2: Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.
+đau cổ (danh t?)
+ Cổ1: cổ đại, cổ thụ, cổ kính....(tính từ)
+Cổ 2: cổ động (đt)
=>Cần phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
Tiết 43: từ đồng âm.
3. Bài tập 3
Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau ( ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm)
- bàn (danh từ) - bàn (động từ)
- sâu (danh từ) - sâu (động từ)
+ Chúng em ngồi xung quanh bàn để bàn về vấn đề học tập.
+ Những con sâu đục lỗ chui sâu vào quả ổi
4. Bài tập 4.
Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm?
→ Sử dụng từ đồng âm: cái vạc - con vạc
*Bài tập cảm thụ
Cảm nhận về cái hay trong việc sử dụng từ đồng âm trong hai câu thơ sau?
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
( B huy?n Thanh Quan )
Bài tập sáng tạo sử dụng từ đồng nghĩa.
Nhóm 1:Viết đoạn văn với đề tài :Hướng về miền Trung thân yêu.Trong đó có sử dụng từ đồng âm.
Nhóm 2:Viết một câu chuyện cười có sử dụng từ đồng âm.
Nhóm 3: Vẽ một bức tranh thể hiện những cặp từ đồng nghĩa.
Hướng dẫn về nhà
1. Làm hoàn chỉnh các bài tập 1, 3
2. Học thuộc 2 ghi nhớ.
3. Chuẩn bị bài: Cảnh khuya; Rằm tháng riêng.
-Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
-Tìm một số bài thơ viết về trang của Bác
Xin chân thành cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thắng Nguyễn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)