Bài 11. Từ đồng âm

Chia sẻ bởi Kiều Đức Hạnh | Ngày 28/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Tráng Việt
NGỮ VĂN 7
CH�O M?NG QUí TH?Y Cễ GI�O V? D? GI? - CH�O M?NG NG�Y NH� GI�O VI?T NAM 20-11
KIỂM TRA BÀI CŨ
1- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.

2-Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
CHUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò,nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người chủ chiếc vạc đồng đi kiện quan. Quan gọi hai người đến xử. Người nay thưa “ Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc,hắn không trả”. Anh chàng đi mượn nói: “Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò.” Người chủ nói: nhưng vạc của con là vạc thật. Anh chàng đi mượn nói: Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? Người chủ nói tiếp; Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng. Anh chàng đi mượn trả lời: Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng.
Tiết 43
TỪ ĐỒNG ÂM
TIếT 43: Từ đồng âm
I. Thế nào là từ đồng âm?
a.Con ngựa đang
đứng bỗng lồng
lên.
VD a: Lồng = Nhảy, vọt,...
b.Mua được con
chim, bạn tôi nhốt
ngay nó vào lồng.
Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ lồng ở VD a và từ lồng VD b ?
Chỉ hành động (ĐT)
VD b: Lồng = Chuồng.
Chỉ tên gọi đồ vật (DT)
1. Vớ d?:
Em hãy so sánh sự
Giống và khác nhau
giữa hai từ lồng trong
ngữ liệu a và b?
- Giống nhau về âm thanh.
Nghĩa khác nhau hoàn toàn
Vậy theo em thế nào là từ đồng âm?
2. K?t lu?n:
TIếT 43: Từ đồng âm
I. Thế nào là từ đồng âm
II. Sử dụng từ đồng âm
Lồng
Lồng
Hai từ lồng ở trên có khác nhau ở chỗ nào không?
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng.
- Giống nhau hoàn toàn.
Khi ta đưa chúng vào trong hai câu sau thì nghĩa của chúng ra sao?
- Khác nhau.( lồng a hoạt động; lồng b chỉ sự vật)
Vì sao lại như vậy?
Vì ta đã cho chúng vào các ngữ cảnh cụ thể.
1. Vớ d?:
2. K?t lu?n:
Vớ d? 1:
TIếT 43: Từ đồng âm
- Đem cá về kho.
Em hiểu câu trên như thế nào?
+ Kho: Chế biến thức ăn.
+ Kho: Cái kho để chứa cá.
Từ kho được hiểu theo nghĩa nước đôi hiện tượng đồng âm
-Đem cá về mà kho.
-Đem cá về nhập kho.
Em hãy thêm một số từ cần thiết vào trong câu để làm cho từ kho thành đơn nghĩa?
Cần chú ý đến ngữ cảnh để dùng từ đồng âm cho phù hợp tránh người nghe hiểu sai hoặc dùng từ theo nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
Khi giao tiếp, dùng từ đồng âm ta cần chú ý điều gì?
*Ghi nh? (sgk t135-136) :
I. Thế nào là từ đồng âm
II. Sử dụng từ đồng âm
1. Vớ d?:
2. K?t lu?n:
Vớ d? 2:
TIếT 35: Từ đồng âm
*Ghi nhớ (sgk trang 136) :
I. Thế nào là từ đồng âm
II. Sử dụng từ đồng âm
1. Vớ d?:
2. K?t lu?n:
III. Luyện tập:
LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tháng tám thu cao , gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!
Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt ,môi.?

Thu
Thu tiền
Mùa thu
Cao
Cao thấp
Cao hổ cốt
Ba
Số ba
Ba má
Tranh
Cỏ tranh
Tranh lụa
Sang
Sang trọng
Sang đò
Nam
Hướng nam
Nam nhi
Sức
Sức mạnh
Phục sức
nhè
Khóc nhè
nhè nhẹ
Tuốt
Tuốt gươm
Tuốt tuột
Bài tập 2.

a)Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?

b)Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.
Nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” :
1-Bộ phận của cơ thể nối đầu và thân (cái cổ )
2-Bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân (cổ tay, cổ chân).
3-Bộ phận của áo hoặc giày bao quanh cổ hoặc cổ chân(cổ áo, giày cao cổ)
4- Chỗ eo lại gần phần đầu của một số đồ vật( cổ chai,cổ lọ).

-> Nghĩa 1: nghĩa gốc.
Nghĩa 2,3,4: nghĩa chuyển.

Từ đồng âm : cổ 1: xưa (ngôi nhà cổ)
cổ 2: - cái trống( cổ diện:mặt trống)
- đánh cho kêu, làm ồn (cổ động)
cổ 3: cô ấy (cổ đến kìa!)
Bài tập 3:
Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau ( ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):

bàn (danh từ) - bàn (động từ)
sâu (danh từ ) - sâu (tính từ)
năm (danh từ) - năm (số từ)
- Hai anh em ngồi vào bàn bàn bạc mãi mới ra vấn đề.
- Con sâu lẫn sâu vào bụi rậm
- Năm nay, năm anh em đều làm ăn khá giả cả.
Bài tập 4:
Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?




- Quan cần đặt câu hỏi: Vạc của anh cho mượn là vạc bằng chất liệu gì?
- Vạc bằng đồng.
Khuyên chúng ta hãy chặt chẽ với từng ngữcảng khi sử dụng từ đồng âm.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1- Dòng nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A - Là những từ có phần vần giống nhau nghe na ná như nhau.
B - Là những từ giống nhau về âm thanh và có các nghĩa gần nhau, cùng một nguồn gốc.
C - Là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

C
2- Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
A- Chân tường ,chân núi
B- Hoa đào, đào giếng
C- Cổ áo, khăn quàng cổ
D- Chạy tiếp sức, đồng hồ chạy
B
Hướng dẫn về nhà
1- Học bài cũ:
- Học ghi nhớ SGK/135-136.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
2 – Ôn tập Tiếng việt để chuẩn bị kiểm tra.
Giờ học đã hết! Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo ! Chào các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiều Đức Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)