Bài 11. Từ đồng âm

Chia sẻ bởi Lê Thị Tiến | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 7
Giáo viên: Lê Thị Tiến
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là từ trái nghĩa?
=>Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Ví dụ: già >< trẻ; cao >< thấp; nghèo >=>Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
Ví dụ:
(người) già >< (người) trẻ
(rau) già >< (rau) non
Kiểm tra bài cũ
Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Cho ví dụ
=>Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động
Ví dụ: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Giới thiệu bài mới
Đố vui:
Hai cây cùng có một tên
Cây xoè mặt nước cây lên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở ngát thơm mặt hồ
Đó là hai cây gì?
Cây súng( vũ khí)
Cây súng ( hoa súng)
Từ “súng” trong trường hợp này là hiện tượng từ đồng âm. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này.
TỪ ĐỒNG ÂM
Tiết 43:
TỪ ĐỒNG ÂM
Tiết 43:
I. Thế nào là từ đồng âm?
1- Ví dụ:
Câu 1:
Từ “lồng” (a): Chỉ hoạt động, động tác của ngựa.
Từ “lồng” (b): Chỉ đồ vật làm bằng tre nứa, kim loại để nhốt vật nuôi.
Câu 2:
Nghĩa của các từ “lồng” trên không liên quan gì với nhau
2- Ghi nhớ : (SGK/14)
Giải thích nghĩa của mỗi từ “lồng” trong các câu sau:
a/ Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên
b/ Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng
Nghĩa của các từ “lồng” trên liên quan gì với nhau không?
Qua tìm hiểu, em thấy từ “lồng” trong các ví dụ trên có gì giống và khác nhau?
=>Từ “lồng” trong các câu trên giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Đó là từ đồng âm.
Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm?
=>Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
Chân (ghế): bộ phận dưới cùng của ghế
Chân (người): bộ phận dưới cùng của cơ thể người
=>Từ “chân” trong hai trường hợp trên có nét nghĩa chung “chỉ bộ phận dưới cùng”=>Đây là từ nhiều nghĩa
Đường (ăn): thực phẩm có vị ngọt, chế biến từ thực vật như mía, thốt, nốt…
Đường (đi): Nơi người và các phương tiện đi lại
=>Từ “đường” trong hai trường hợp trên phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau =>Đây là những từ đồng âm
TỪ ĐỒNG ÂM
Tiết 43:
I. Thế nào là từ đồng âm?
II. Sử dụng từ đồng âm.
1- Ví dụ
Câu 1:
Để hiểu nghĩa của từ “lồng” trong hai câu trên, ta phải chú ý đến ngữ cảnh.
Câu 2:
Nhờ vào đâu mà em phân biệt được nghĩa của từ “lồng” trong hai câu trên?
Câu “ Đem cá về kho ! ” nếu tách khỏi ngữ cảnh thì có thể hiểu thành mấy nghĩa?
=> Câu “Đem cá về kho”, ta có thể hiểu theo 2 cách:
Đem cá về để kho (chế biến thành thức ăn).
Đem cá về để cho vào kho (chỗ để chứa đựng)
Để tránh cách hiểu nước đôi của từ “kho”, ta phải làm gì?
=>đặt từ “kho” trong ngữ cảnh rõ ràng và cụ thể hơn, như:
- Đem cá về kho với tương
- Đem cá nhập vào kho của nhà máy chế biến hải sản
TỪ ĐỒNG ÂM
Tiết 43:
I. Thế nào là từ đồng âm?
II. Sử dụng từ đồng âm.
1- Ví dụ
Câu 1:
Để hiểu nghĩa của từ “lồng” trong hai câu trên, ta phải chú ý đến ngữ cảnh.
Câu 2:
Nếu tách khỏi ngữ cảnh, từ “kho” có thể hiểu nhầm theo nghĩa nước đôi.
Câu 3:
2- Ghi nhớ: (SGK/ 136)

Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì trong giao tiếp?
=>Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
TỪ ĐỒNG ÂM
Tiết 43:
I. Thế nào là từ đồng âm?
II. Sử dụng từ đồng âm.
III. Luyện tập:

Luyện tập:
Bài 1 : Đọc đoạn dịch thơ bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” và tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi
- Thu: 1. mùa thu, gió thu (chỉ thời tiết-nghĩa trong bài thơ );
2. thu hoạch, thu nhận (gặt hái, nhận vào)
Cao: 1. cây cao (chỉ kích thướt);
2. cao dán (tên một loại thuốc)
Ba: 1. ba đồng (chỉ số lượng);
2. ba hoa khoác lác (chỉ tính cách)
Tranh: 1. tranh lợp nhà; 2. tranh vẽ. 3. tranh giành
- Sang: 1. sang sông; 2. sang giàu; 3. sang sảng
- Nam: 1. phía nam; 2. bạn nam;
- Sức: 1. sức khỏe; 2. trang sức
- Nhè: 1. nhè cơ hội; 2. khóc nhè; 3. nhè nhẹ
- Tuốt: 1. đi tuốt; 2. tuốt kiếm
- Môi: 1. khóe môi; 2. môi giới
Luyện tập:
Bài 2 :
a) Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
=>Các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ”:
Cái cổ: phần nối đầu và thân người, con vật;
Cổ tay: Phần nối bàn tay với cánh tay.;
Cổ chai: Phần nối miệng thân chai.
Cao cổ: cất tiếng lên.
b) Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của từ đó.
=>Các từ đồng âm với danh từ “cổ”:
Cổ kính: xưa cũ;
Cổ động: cổ vũ, động viên
Luyện tập:
Bài 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
a/ bàn (danh từ) – bàn ( động từ)


b/ sâu (danh từ) – sâu (tính từ)


c/ năm (danh từ) – năm ( số từ)
=> Chúng tôi bàn (động từ) với nhau chuyển cái bàn (danh từ) đi chỗ khác.
=> Những con sâu (danh từ) làm cho vỏ cây bị nứt sâu (tính từ) hơn.
=>Có một năm (danh từ) anh Ba về quê năm lần (số từ).
Luyện tập:
Bài 4: Đọc truyện và trả lời câu hỏi
=> Nhân vật mượn vạc đã lợi dụng hiện tượng từ đồng âm để lấy do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh, nhân vật cho mượn vạc nói rằng “Bẩm quan, vạc của con là vạc bằng đồng” thì anh chàng nọ sẽ chịu thua.
Bài tập làm thêm: tìm từ đồng âm trong bài ca dao sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng
Ông thầy gieo quẻ đoán rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
Luyện tập:
2
1
2
Lợi (1): chỉ lợi lộc.
Lợi (2): chỉ chân răng
TIẾT HỌC KẾT THÚC. TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)