Bài 11. Từ đồng âm

Chia sẻ bởi Trần Toàn | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Từ đồng âm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn 7
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy
Trường: THCS Ngọc Lũ
Năm học 2017- 2018
Nhiệt liệt chào mừng
Các thầy cô giáo và các em học sinh đến tham dự tiết học!
Ví dụ: Con bò ra đường cái rồi.
1) Con đã bò ra đường cái rồi. => Nghĩa là chỉ đứa bé (trẻ) đã bò ra ngoài đường cái. => Bò- động từ.
2) Con bò đã ra đường cái rồi. => Chỉ con bò (con vật nuôi) đã đi ra ngoài đường cái. => Bò – danh từ
=> Bò: Là từ đồng âm.
Đọc các ví dụ:
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
2) - Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
- Lồng (1): Hoạt động của con vật đang đứng im bỗng nhảy dựng lên. (động từ )
- Lồng (2): Chỉ đồ vật làm bằng tre, kim loại. dùng để nhốt vật nuôi. (danh từ )
=> Lồng: Từ đồng âm
Lồng – Động từ
Lồng – Danh từ
Ghi nhớ 1.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Hãy tìm ra những từ đồng âm trong ví dụ sau.
Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “chân” trong các ví dụ sau? Nét nghĩa chung của các từ “chân” này là gì? Từ “chân” có phải là từ đồng âm không?
Bạn Nam bị đau chân.
2) Cái bàn này đã bị gẫy chân.

- Chân 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, dùng để đỡ cơ thể và để đi.
- Chân 2: Bộ phận dưới cùng của đồ vật (cái bàn) dùng để đỡ cho các bộ phận khác.
=> Nét nghĩa chung: Bộ phận dưới cùng.
=> Không phải là từ đồng âm,mà là từ nhiều nghĩa
Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Giống nhau: Có âm thanh giống nhau.
Khác nhau:
+ Từ đồng âm: Nghĩa không liên quan đến nhau.
+ Từ nhiều nghĩa: Nghĩa có liên quan với nhau
Câu “Đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.
1) “Kho” hiểu với nghĩa là một cách nấu chín thức ăn => Hiểu là một hoạt động – động từ.
2) “Kho” được hiểu là nơi chứa đựng => hiểu là một địa điểm - danh từ.
* Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa.
- Đưa cá về mà kho.
- Đưa cá về để nhập kho.
Ghi nhớ 1.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh những nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Ghi nhớ 2.
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(Ca dao)

+ Lợi 1: là thuận lợi, lợi lộc
+ Lợi 2, 3: Chỉ phần thịt bao quanh chân răng (chỉ răng, lợi)
-> Bài ca dao đã lợi dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ tạo cách hiểu bất ngờ, thú vị.
Mẫu
thu1: muøa thu
thu2: thu tieàn
ba1:
ba2:
thứ ba
Ba m�
tranh1:
tranh2:
lều tranh
tranh ảnh
sang1:
sang2:
sang sông
giàu sang
Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức
Bài tập 1
a) Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
a, * Cổ (danh từ): Bộ phận nối liền thân và đầu của người hoặc động vật (nghĩa gốc).
* Nghĩa chuyển:
- Cổ tay: Bộ phận gắn liền cánh tay và bàn tay.
- Cổ chân: Bộ phận nối liền cẳng chân và bàn chân.
=> Mối liên quan: Đều là bộ phận dùng để nối các phần của người, vật …
b) Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của từ đó.
b/ Cổ (tình từ). Xưa, cổ: cổ đại, cổ thụ, cổ kính …
- Giải nghĩa:
+ Cổ đại: thời đại xa xưa trong lịch sử
+ Cổ thụ: Cây lâu đời.
Bài tập 2
Bàn (danh từ) – bàn (động từ)

- Sâu (danh từ) – sâu (tính từ)

- Năm (danh từ) – năm (số từ)
- Chúng em ngồi quanh bàn để bàn về việc học tập.
- Con sâu đục vào thân cây rất sâu.
- Năm nay, em tôi đã năm tuổi.
Bài tập 3
Bài tập 4.
Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm?
→ Sử dụng từ đồng âm: cái vạc - con vạc
Trò chơi
nhanh tay nhanh mắt
Luật chơi
Có 10 hình ảnh trên màn hình, các em phải nhanh chóng nhận biết các từ đồng âm tuong ?ng với các hình ảnh đó.
Sau 3 phút, em nào tìm được 5 c?p từ đồng âm, em đó sẽ thắng.
Lá cờ - Cờ vua
Tảng đá – Đá bóng
Khẩu súng - Hoa súng
Đường đi – đường ăn
Em bé bò – Con bò
Xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)