Bài 11. Trả bài tập làm văn số 2

Chia sẻ bởi Trần Tiết Mai | Ngày 28/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Trả bài tập làm văn số 2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Giáo viên : Trần Tiết Mai
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
Kiểm tra bài cũ:
1- Văn biểu cảm là gì?
2- Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
 Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
 Có hai cách biểu hiện: biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Tuần 12
Tiết 47
* Đề: Loài cây em yêu (cây cồng)
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Bài mới
A. Tìm hiểu đề:
- Đối tượng: cây cồng.
- Tình cảm: yêu mến
B. Lập dàn ý:
I/ Mở bài :
Giới thiệu về cây cồng và lí do em yêu thích.
- Kiểu bài: biểu cảm
(1 đoạn)
* Đặc điểm gây ấn tượng gợi cảm của cây cồng.
II/ Thân bài :
(nhiều đoạn)
. Rễ: cứng, to, ngoằn ngoèo, bám lấy cả vùng đất,..
. Thân: to, tròn, chắc, vững chãi,…
. Tán: rộng, xanh um như một chiếc ô che mát,…
. Hoa: hồng xen lẫn trắng, đẹp dịu dàng, thanh thoát,…
. Thanh lọc môi trường, tạo không khí trong lành, tốt cho sức khỏe,…
* Ý nghĩa của cây cồng trong cuộc sống con người.
. Tạo cảnh quan đẹp, mát mẻ, nhẹ nhàng,…
* Ý nghĩa của cây cồng trong cuộc sống của em.
. Gợi nhớ trường lớp, thầy cô, bạn bè, tuổi học trò, …
. Hoa màu hồng xen lẫn trắng tạo sắc thái nhẹ nhàng,…
. Tỏa bóng mát cho mái trường, trên đường đi, góc sân, bờ ruộng,…
III. Kết bài :
- Tình cảm của em đối với cây cồng.
. Yêu quý
. Chăm sóc.
. Bảo vệ
(1 đoạn)
C.Nhận xét chung:
1. Nội dung
Đa số bài làm trình bày đúng đối tượng , đúng kiểu bài, đạt được một số yêu cầu cơ bản về nội dung biểu cảm.
1.Nội dung:
Một số bài chưa thể hiện rõ nội dung biểu cảm.
2. Phương pháp, hình thức:
- Nhìn chung, bài làm có thể hiện được phương pháp biểu cảm.
- Hầu hết bài làm có bố cục 3 phần.
2. Phương pháp, hình thức:
- Còn vài bài sa vào kể chuyện.
- Vẫn còn một số ít bài có bố cục chưa rõ ràng, còn viết thành nhiều đoạn văn.
- Còn nhiều lỗi chính tả, viết tắt, viết số, cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt,…
Ưu
Hạn chế
Hạn chế
Ưu
3. Lời văn:
Một số bài diễn đạt khá, tương đối trôi chảy.
3. Lời văn:
Còn nhiều bài dùng lời văn chưa hợp lí, chưa rõ,…
D.Sửa cụ thể:
Loại sai
Lỗi sai
Sửa đúng
1 Chính tả:
ngoằn nghòeo
xần xùi
* Phụ âm đầu
- ngoèo
- sần sùi
* Phần vần.
- xuê
sum suê
- sum sê
- táng lá
- tán
- băng khoăng
* Phụ âm cuối
- băn khoăn
- chóng xói mòn
- chống
- xum xê
2. Dùng từ:
- Báo động hè về
* Sai từ
- Báo hiệu
- Cây cồng rất to thân thì to hai người ôm không xuể.
*Lặp từ, thừa từ.
- Cây cồng rất to, hai người ôm không xuể.
3. Đặt câu:
Tạo cho chúng em cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
* Thiếu chủ ngữ.
- Thêm chủ ngữ: cây cồng.
Em rất thít cây cồng vì nó đã rắn bó và mang lại niềm vui em coi cây cồng như người bạn thân nhất của em.
* Chưa lùi đầu dòng.
* Chưa tách câu, dựng đoạn.
* Sai chính tả.
* Lỗi dùng từ.
4. Dựng đoạn:
Em rất thích cây cồng. Vì nó đã gắn bó và mang lại niềm vui cho em. Em xem cây cồng như người bạn thân nhất của em.
/
/
5. Diễn đạt:
Trong đó là cây em yêu thích là cây cồng.
* Thiếu dấu câu, thừa từ.
/
- Trong đó, cây em yêu thích là cây cồng.
E. Rút kinh nghiệm
1. Điểm
2. Đọc tham khảo câu, đoạn, bài:
Câu:
Cây cồng như chú bảo vệ luôn canh gác cho trường em suốt ngày đêm.
Đoạn mở bài:
Trong mỗi người chúng ta, có lẽ ai cũng có một loài cây mà mình yêu thích. Em cũng vậy. Loài cây em yêu thích nhất đó chính là cây cồng. Vì nó gắn bó với em từ khi còn bé đến nay. Nó như là người bạn thân nhất của em.
Đoạn thân bài:
Đoạn kết bài:
Em rất yêu quí cây cồng. Nó đã lưu giữ trong em nhiều tình cảm sâu sắc không thể nào phai nhạt theo thời gian.Chính cây cồng đã làm cho em sống mãi kí ức về tuổi học trò.
Hình ảnh cây cồng là hình ảnh gợi cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nó có những chiếc rễ to, dài, bò ngoằn ngoèo sát mặt đất như những con rắn nước khổng lồ. Thân cồng to, da sần sùi, phân ra nhiều cành nhánh. Trên cành, có những tán lá rộng xòe ra xung quanh giống như những chiếc ô che mát cả một vùng. Hoa cồng có màu hồng xen lẫn trắng đẹp dịu dàng, thanh thoát trông như những chùm pháo bông đang mĩm cười chào đón học trò…
3. Chú ý:
+ Chữ viết phải rõ ràng, không viết tắt, viết dối.
+ Dùng từ cho sát nghĩa. Câu phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ.
+ Phải biết liên kết các câu trong đoạn và các đoạn trong bài văn.
+ Đoạn văn phải có ít nhất hai câu trở lên.
+ Bài làm phải có bố cục rõ ràng và phải thể hiện đúng nhiệm vụ từng phần.
+ Thân bài phải gồm nhiều đoạn văn và mỗi đoạn phải thể hiện một ý chính.
Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài mới:
* Hướng dẫn HS tự học:
- Về nhà đọc lại bài và sửa lại các chỗ sai.
- Lưu ý những điều cô chú ý để làm tốt các bài văn sau.
* Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài: Thành ngữ.
- Đọc kỹ nội dung phần tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi (S/143, 144)
+ Đọc kỹ nội dung của các phần Ghi nhớ.
+ Làm trước các bài tập (S/145).
Cảm ơn quý thầy cô đã đến dự giờ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tiết Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)