Bài 11. Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
Chia sẻ bởi Bùi Thị Yến |
Ngày 26/04/2019 |
114
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
Trường ptdtnt mai châu
Giáo án vật lý 6
Tiết 11:
Khối lượng riêng trọng lượng riêng
Tác giả: Bùi Thị Yến
ở ấn Độ, thời cổ xưa, người ta đã đúc được một cái cột bằng sắt nguyên chất, có khối lượng đến gần mười tấn. Làm thế nào để "cân" được chiếc cột đó?
Khối lượng riêng
C1: Hãy chọn phương án xác định khối lượng của chiếc cột sắt ở ấn Độ
Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ, rồi đem cân từng đoạn một.
Tìm cách đo thể tích của chiếc cột, xem nó bằng bao nhiêu mét khối? Biết khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất ta sẽ tính được khối lượng của chiếc cột.
I - Khối lượng riêng. tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng
Cho biết: Thể tích của chiếc cột vào khoảng 0,9m3
1dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8 kg.
Em hãy xác định khối lượng của chiếc cột
Khối lượng của chiếc cột:
0,9m3 x 7800kg/m3 = 7020 kg
Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Đơn vị khối lượng riêng: kilôgam trên mét khối
Kí hiệu: kg/m3
Đáp án C1: Phương án B
Bảng khối lượng riêng của một số chất
3. Tính khối lượng của một vật theo KLR
C2: Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5m3.
Đáp án: Khối lượng của khối đá là:
0,5 m3 x 2600 kg/m3 = 1300 kg
Khối lượng riêng: D (kg/m3)
Khối lượng: m (kg)
Thể tích: V (m3)
C3: Hãy tìm các chữ trong khung để điền vào các ô của công thức tính khối lượng theo KLR
=
x
m
D
V
II. Trọng lượng riêng
Trọng lượng riêng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối (N/m3).
C4 Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:
Trong đó: d là (1).........
P là (2) .......
V là (3)........
trọng lượng (N)
thể tích (m3)
trọng lượng riêng (N/m3)
3. Từ công thức P = 10m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:
d = 10D
III. Xác định trọng lượng riêng
của một chất
C5. Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
Dụng cụ: 1 quả cân 200g (buộc chỉ vào quả cân),1 bình chia độ GHĐ 250 cm3(miệng rộng), bình chứa khoảng 100 cm3 nước, 1 lực kế GHĐ ? 2,5 N
Cách 1: Theo công thức d = P / V
Xác định trọng lượng P bằng lực kế (hoặc P = 10m.
Xác định thể tích V bằng bình chia độ
Tính d = P / V
Cách 2: Theo công thức d = 10D
Xác định thể tích V bằng bình chia độ
Xác định D = m / V
Tính d = 10 D
IV. Vận dụng
C6: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3.
C6: Đổi 40dm3 = 0,04m3
Khối lượng của chiếc dầm sắt là: m = D.V
Thay số ta có m = 7800 kg/m3.0,04 m3 = 312 kg
Trọng lượng của chiếc dầm sắt là: P = 10m
Thay số ta có: P = 10.312kg = 3120 N
C7: Hãy hoà 50g muối ăn vào 0,5l nước rồi đo KLR của nước muối đó
Xác định thể tích V của nước muối bằng bình chia độ.
Xác định khối lượng m của nước muối.
Tính D = m / V
Từ kết quả trên hãy so sánh KLR của nước và KLR của nước muối.
KLR của nước < KLR của nước muối.
Ghi nhớ
KLR của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: D = m / V.
Đơn vị KLR là kilôgam trên mét khối (kg/m3).
TLR của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: d = P / V.
Công thức tính TLR theo KLR: d = 10D
Bài tập về nhà
Từ công thức
Có hai ý kiến sau:
A: Nếu vật có thể tích càng lớn thì KLR càng nhỏ.
B: Nếu vật có khối lượng càng nhỏ thì KLR càng nhỏ.
Em có nhận xét như thế nào về hai ý kiến trên?
Giải thích.
2. Khi nêu mối quan hệ giữa KLR và TLR một bạn đã viết: 2700kg/m3 = 27000N/m3. Bạn đó viết có đúng không? Vì sao? Nếu sai thì sửa lại như thế nào?
Giáo án vật lý 6
Tiết 11:
Khối lượng riêng trọng lượng riêng
Tác giả: Bùi Thị Yến
ở ấn Độ, thời cổ xưa, người ta đã đúc được một cái cột bằng sắt nguyên chất, có khối lượng đến gần mười tấn. Làm thế nào để "cân" được chiếc cột đó?
Khối lượng riêng
C1: Hãy chọn phương án xác định khối lượng của chiếc cột sắt ở ấn Độ
Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ, rồi đem cân từng đoạn một.
Tìm cách đo thể tích của chiếc cột, xem nó bằng bao nhiêu mét khối? Biết khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất ta sẽ tính được khối lượng của chiếc cột.
I - Khối lượng riêng. tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng
Cho biết: Thể tích của chiếc cột vào khoảng 0,9m3
1dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8 kg.
Em hãy xác định khối lượng của chiếc cột
Khối lượng của chiếc cột:
0,9m3 x 7800kg/m3 = 7020 kg
Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Đơn vị khối lượng riêng: kilôgam trên mét khối
Kí hiệu: kg/m3
Đáp án C1: Phương án B
Bảng khối lượng riêng của một số chất
3. Tính khối lượng của một vật theo KLR
C2: Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5m3.
Đáp án: Khối lượng của khối đá là:
0,5 m3 x 2600 kg/m3 = 1300 kg
Khối lượng riêng: D (kg/m3)
Khối lượng: m (kg)
Thể tích: V (m3)
C3: Hãy tìm các chữ trong khung để điền vào các ô của công thức tính khối lượng theo KLR
=
x
m
D
V
II. Trọng lượng riêng
Trọng lượng riêng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối (N/m3).
C4 Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:
Trong đó: d là (1).........
P là (2) .......
V là (3)........
trọng lượng (N)
thể tích (m3)
trọng lượng riêng (N/m3)
3. Từ công thức P = 10m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:
d = 10D
III. Xác định trọng lượng riêng
của một chất
C5. Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
Dụng cụ: 1 quả cân 200g (buộc chỉ vào quả cân),1 bình chia độ GHĐ 250 cm3(miệng rộng), bình chứa khoảng 100 cm3 nước, 1 lực kế GHĐ ? 2,5 N
Cách 1: Theo công thức d = P / V
Xác định trọng lượng P bằng lực kế (hoặc P = 10m.
Xác định thể tích V bằng bình chia độ
Tính d = P / V
Cách 2: Theo công thức d = 10D
Xác định thể tích V bằng bình chia độ
Xác định D = m / V
Tính d = 10 D
IV. Vận dụng
C6: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3.
C6: Đổi 40dm3 = 0,04m3
Khối lượng của chiếc dầm sắt là: m = D.V
Thay số ta có m = 7800 kg/m3.0,04 m3 = 312 kg
Trọng lượng của chiếc dầm sắt là: P = 10m
Thay số ta có: P = 10.312kg = 3120 N
C7: Hãy hoà 50g muối ăn vào 0,5l nước rồi đo KLR của nước muối đó
Xác định thể tích V của nước muối bằng bình chia độ.
Xác định khối lượng m của nước muối.
Tính D = m / V
Từ kết quả trên hãy so sánh KLR của nước và KLR của nước muối.
KLR của nước < KLR của nước muối.
Ghi nhớ
KLR của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: D = m / V.
Đơn vị KLR là kilôgam trên mét khối (kg/m3).
TLR của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: d = P / V.
Công thức tính TLR theo KLR: d = 10D
Bài tập về nhà
Từ công thức
Có hai ý kiến sau:
A: Nếu vật có thể tích càng lớn thì KLR càng nhỏ.
B: Nếu vật có khối lượng càng nhỏ thì KLR càng nhỏ.
Em có nhận xét như thế nào về hai ý kiến trên?
Giải thích.
2. Khi nêu mối quan hệ giữa KLR và TLR một bạn đã viết: 2700kg/m3 = 27000N/m3. Bạn đó viết có đúng không? Vì sao? Nếu sai thì sửa lại như thế nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 25
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)