Bài 11. Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng

Chia sẻ bởi Bùi Việt Hà | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS La Ngà
Tổ: Lí - Công nghệ - Thể dục
GV: Ngô Thị Hòa
Ngày soạn: 2 – 11
Ngày dạy 10/11/2014, Tiết 3, lớp 64
Tiết 12
Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
(TT)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết công thức d = P / V. chứng minh được công thức d= 10.D
- Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng.
2.Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức tính trọng lượng riêng để giải một số bài tập dơn giản.
3.Thái độ:
- Rèn tính sáng tạo, cẩn thận. tính trung thực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm học sinh: Phiếu học tập
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp : Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
Khối lượng riêng là gì? viết công thức tính?
2.Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3
m = 397g = 0,397 kg
v = 320 cm3 = 0,00032 m3
D = ? ( kg/m3 )
Giải: Khối lượng riêng của sữa trong hộp là:
Ta có: D =  =  = 1240( kg/m3 )
3.Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV: Khối lượng riêng của sữa là 1240kg/m3 .
cho biết ý nghĩa của con số trên?
HS: 1240kg khối lượng của 1m3 sữa
GV: Khối lượng cúa 1m3 một chất được gọi là gì?
Khối lượng riêng của chất
GV: TT Trọng lượng của 1m3 một chất gọi là trọng lượng riêng của chất. Để hiểu rõ hơn về trọng lượng riêng ta vào phần II.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng.
GV: Cho học sinh đọc thông báo về trọng lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng.
GV: Trọng lượng của 1m3 ( TLR của chất đó
1m3 nhôm có TL 27.000N thì TLR là?
1m3 nước có TL 10.000N thì TLR là?
GV: Trọng lượng của 1m3 ( TLR của chất đó
TLR của sắt là 78.000N/m3có ý nghĩa ntn?
GV: 1m3 sắt có trọng lượng 78.000N
2m3 sắt có trọng lượng 156.000N
0.5m3 sắt có trọng lượng 39.000N
V P


78.000N/m3 gọi là gì?
GV: TLR người ta kí hiệu là chữ d
Muốn tính trọng lượng riêng ta tính bằng công thức nào?
GV: Từ kết quả trên ta thấy trọng lượng riêng của một chất không thay đổi.
HS: C4: Học sinh trả lời câu hỏi C4 và xây dựng công thức tính.
GV: HS nhắc lại công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?
GV: gọi HS chứng minh: d = 10.D
GV: chốt ý

GV: Biết Ds=7800kg/m3 ta có thể tính TLR của sắt? Tính như thế nào?
GV: Biết dn=27.000N/m3 ta có thể tính KLR của nhôm? Tính như thế nào?
GV: Có mấy cách thính TLR của chất ?
Hoạt động 5: Vận dụng
Bài 1: 11.8 (SBT) Hoạt động nhóm
Bài 2: C6: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3.

GV gọi học sinh lên tóm tắt đề bài.

GV gọi một HS khác lên giải.

GV cho lớp thảo luận, trình bày hợp lí.
GV nhận xét và hướng dẫn HS tìm cách giải khác.

Bài 3: 2 lít dầu hỏa có trọng lượng là 16 N Tính trọng lượng riêng của dầu hỏa?
HS Đọc và tóm tắt
Muốn tính TLR ta áp dụng công thức nào? Đơn vị TLR? Nhìn phần tóm tắt đơn vị đã đúng chưa ? HS: Phải đổi đơn vị?
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên gọi 2 HS đọc đề bài.
- Học sinh tự tóm tắt đề bài.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng giải.
- HS khác làm bài vào vở.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên hoàn tất và cho ghi vở
HS: Đọc phần có thể em chưa biết?
Muốn tính KLR của một chất ta tính bằng cách nào?
GV: Để xác định khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ gì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Việt Hà
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)