Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Chia sẻ bởi Lê Việt Phong | Ngày 24/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

BÀI 11:
DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á
MÔN ĐỊA LÍ 8
1.Dân cư
-Dân cư Nam Á phân bố không đều,
tập trung chủ yếu ở ven các con sông,
ven biển, thưa thớt ở vùng nội địa và
núi cao.




Lược đồ phân bố dân cư Nam Á



Dân cư và dân số một số khu vực
của châu Á
Hai khu vực đông dân nhất châu Á: Đông Á và Nam Á.
Khu vực có mật độ dân số cao hơn là Nam Á (302 người/km²)
-Nam Á là một trong những khu vực đông dân ở châu Á, có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực châu Á.
-Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa giào, Phật giáo…





Ấn Độ giáo Hồi giáo Thiên Chúa giáo Phật giáo

2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á:
-Trước chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á là thuộc địa của Anh, là nơi cung cấp ngyên liệu và tiêu thụ hàng hóa công nghiệp của các công ty tư bản Anh.
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai: các nước Nam Á giành được độc lập và xây dựng nền kinh tế tự chủ với hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên tình hình chính trị xã hội còn bất ổn định, cản trở sự phát triển kinh tế.
Đặc điểm kinh tế - xã hội Ấn Độ:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ










Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong
nước (GDP) của Ấn Độ qua các năm


-Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi: giảm tỉ trọng nông-lâm-thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ.
-Công nghiệp:
+Khá phát triển, đứng thứ 10 thế giới.
+Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí, điện tử, phần mềm máy tính…
-Nông nghiệp: không ngừng phát triển với hai cuộc “Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng”.
-Dịch vụ: khá phát triển, chiếm 48% GDP.
GHI NHỚ:
Nam Á là một trong những khu vực có dân cư tập trung đông nhất châu Á, một trong những cái nôi của nền văn minh Cổ đại và tôn giáo lớn trên thế giới. Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triên, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, trong đó Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Việt Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)