Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Châu | Ngày 14/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077) thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠ LÊ
Tháng 11/ 2008
GIÁO ÁN HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 4D
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM NGỌC CHÂU
KIỂM TRA BÀI CŨ
BÀI: CHÙA THỜI LÝ
Câu 1:Vì sao nhân dân dễ tiếp thu đạo Phật ?
A. Vì đạo Phật dạy những gì phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt.
B. Vì đạo Phật giúp con người thanh thản về mặt tinh thần, giàu có về vật chất.
C. Vì đạo Phật giúp con người siêu thoát, thành tiên, thành Phật sau khi qua đời.
KIỂM TRA BÀI CŨ
BÀI : CHÙA THỜI LÝ
Câu 2: Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh ?
A. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, dân theo đạo phật rất đông, nhiều nhà vua cũng theo đạo Phật. Nhiều sư giữ vị trí quan trọng trong triều đình.
B. Chùa mọc lên khắp nơi
C. Cả hai ý trên đều đúng.
KIỂM TRA BÀI CŨ
BÀI: CHÙA THỜI LÝ

Câu 3: Chùa ở thời Lý thường dùng để làm gì?
A.Là nơi để nhân dân thờ cúng.
B.Là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tổ chức lễ bái của đạo Phật và là trung tâm văn hóa của các làng xã.
C.Là nơi các vua quan đến lễ bái hàng ngày.
BÀI MỚI:

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)

HOẠT ĐỘNG 1:
Nguyên nhân sảy ra cuộc kháng chiến
?: Ai là người được triều đình giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến?
*Lý Thường Kiệt được triều đình giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
?:Do đâu mà quân Tống tiến hành xâm lược nước ta?
* Thứ nhất là để giải quyết khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng. Hai là lợi dụng vua nhà Lý mới lên ngôi chỉ có 7 tuổi.
Giới thiệu về Lý Thường Kiệt:
* Ông sinh năm 1019 và mất năm 1105. Ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, Nay thuộc địa phận của Hà Nội, ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy, làm quan trải qua ba đời vua đó là: Lý Thái Tông, Lý Thành Tông, Lý Nhân Tông, Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền nước ta.
H: Khi biết quân Tống đang xúc tiến chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?
TL: Lý Thường Kiệt đã chủ trương: “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
H: Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
TL: Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước.
H: Theo em việc Lý Thương Kiệt chủ động cho quân sang đánh quân Tống có tác dụng gì?
TL: - Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
- Để uy hiếp tinh thần nhà Tống.
HOẠT ĐỘNG 2:
Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt
PHIẾU GIAO VIỆC:
1. Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
2. Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
3. Lực lượng của quân Tống khi kéo sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
4. Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này?
5. Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt
Phòng tuyến sông Như Nguyệt
Quân nhà Lý phòng ngự
Trận tuyến quân Tống
Quân Tống tiến công
Quân Tống rút chạy
Quân nhà Lý tiến công.
HOẠT ĐỘNG 3:
Kết quả và nguyên nhân thắng lợi
H: Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai?
- Quân Tống chết quá nữa số còn lại tinh thần suy sụp và chúng phải rút về nước
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến có 5 ý kiến khác nhau, được tính điểm theo mức độ từ cao đến thấp, yêu cầu 2 đội chơi sắp xếp theo đúng thứ tự.
Hệ thống phòng tuyến của quân ta chắc chắn và lợi hại.
Sự ủng hộ hết mình của triều đình nhà Lý.
Quân và dân ta có lòng yêu nước và dũng cảm.
Có vị tướng giỏi, tài ba lãnh đạo.
Sự cổ vũ tinh thần tướng sĩ từ bài thơ do Lý Thường Kiệt sáng tác.
TRÒ CHƠI: XẾP Ý ĐÚNG,THEO MỨC ĐỘ
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến:
1
2
3
4
5
?
* Hai nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi là:
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, có tinh thần dũng cảm và trí thông minh chống giặc ngoại xâm.
- Có một vị tướng chỉ huy giỏi, tài ba là Lý Thường Kiệt.
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố
Bài học: Dưới thời nhà Lý bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của nhà Tống.
Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt
“ Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành đã định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”
* Nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt, vị tướng giỏi thời nhà Lý được lưu truyền đến ngày nay.
Vậy: Em nào biết tên của Ông được nước Việt Nam ghi nhớ và sử dụng vào việc gì?
TL: Nhà nước dùng tên Ông để đặt tên cho các đường phố, đặt tên cho các trường học. Ví dụ: Ở Thành phố Huế có đường Lý Thường Kiệt; có trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
*KÍNH CHÚC QUÝ THẦY, CÔ GIÁO SỨC KHỎE.
*CHÚC HỘI GIẢNG THÀNH CÔNG.
Chào thân ái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Châu
Dung lượng: 1,62MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)