Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)

Chia sẻ bởi Đỗ Vân Anh | Ngày 14/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077) thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

Kính chào các thầy cô giáo về dự giờ.
Lịch sử 4
Người thực hiện: Đỗ Vân Anh
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
Sau thất bại lần thứ nhất (981), nhà Tống chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Từ năm 1068, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng.
Lý Thường Kiệt được triều đình giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Ông chủ trương ‘‘ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc’’. Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai đạo quân thủy, bộ bất ngờ đánh vào tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc), rồi rút về.
Trở về nước, Lý Thường Kiệt chủ động cho xây dựng phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt (một khúc của sông Cầu). Được tin đó, vua tôi nhà Tống vội vã tiến hành xâm lược nước ta. Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của tướng Quách Quỳ, theo đường bộ ồ ạt kéo vào nước ta. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc. Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt sông và bên kia là một chiến lũy rất kiên cố.
Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thủy tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thủy của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Để cổ vũ quân sĩ, Lý Thường Kiệt bèn nghĩ ra một kế. Ông làm một bài thơ tứ nguyệt, sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền thờ thánh Tam Giang, đêm đến ngâm vang bài thơ sau:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nghĩa là:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Tiếng ngâm âm vang cùng với tiếng trống, tiếng hò reo ầm ầm như sấm động. Hàng vạn bó đuốc bừng sáng.
Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.
Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất ta, số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc. Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân rút về nước.
Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
Dưới thời nhà Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của nhà Tống.
Dặn dò:
D?c l?i b�i: Cu?c khỏng chi?n ch?ng quõn T?ng xõm lu?c l?n th? hai.
Chu?n b? b�i: Nh� Tr?n th�nh l?p.
Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe.
Chúc các con chăm ngoan, học giỏi.
Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Vân Anh
Dung lượng: 424,02KB| Lượt tài: 0
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)