Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)

Chia sẻ bởi Phạm Tuấn Anh | Ngày 10/05/2019 | 220

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077) thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

Môn: Lịch sử
Chào mừng quý thầy, cô về dự giờ.
Lớp 4
Kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe.

Giáo viên: Phạm Thị Kim Thành
LỊCH SỬ LỚP 4
Tiết 13 : Cuộc kháng chiến chống quân Tống
xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077).
Kiểm tra bài cũ
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Lịch sử:
Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
Đến thời Lý đạo Phật rất phát triển. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
(Mở SGK trang 34)
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Lịch sử:

+ Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta với mục đích gì?
Đọc SGK “ Sau thất bại lần thứ nhất……
…rồi rút về ”
Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng.
Ai là người được triều đình giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến?
Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)
Ông là người có chí hướng, ham đọc binh thư, rèn luyện võ nghệ và có tài năng phi thường. Năm 23 tuổi được làm quan, ông làm quan ở 3 đời vua nhà Lý: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Ông có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 1: Khi biết quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ?

Câu 2: Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào ?
Thảo luận nhóm đôi (2 phút)
Câu 1.Khi biết quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ?
Lý Thường Kiệt đã chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
Câu 2. Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào ?
Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai đạo quân thủy, bộ bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
Việc Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất nhà Tống để làm gì? có hai ý kiến khác nhau:
+ Để xâm lược nhà Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Theo em, ý kiến nào đúng?
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trung lương thực của quân Tống để uy hiếp tinh thần và phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Đó là việc làm đúng đắn. Thể hiện tài trí chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
1)Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân Tống xâm lược:
- Để phá tan âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
2) Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:
Khi trở về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc ?
Sông Như Nguyệt (sông Cầu)
Phòng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc .....
Phòng tuyến sông Như Nguyệt
Câu 1. Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
……………………………………………………………….…………………………………………………….…………..…………….
Câu 2. Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? do ai chỉ huy ? ……………………………………………………………….……………………………………………………………..……..………….
Câu 3. Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu ? Vị trí của quân giặc và quân ta trong trận này ?
……………………………………………………………….……………………………………………………………..……..………….
Câu 4. Kể lại diễn biến trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Đọc thầm đoạn: “Cuối năm 1076 … tìm đường tháo chạy” (SKG, trang 34, 35, 36) và trả lời các câu hỏi:
THẢO LUẬN NHÓM 4

Câu 1: Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?


Câu 2: Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? do ai chỉ huy ?



Câu 3: Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu ? Vị trí của quân giặc và quân ta trong trận này ?
- Vào cuối năm 1076
- Nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa và 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ.
Trận chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, quân ta ở phía nam, quân giặc ở phía bắc sông Như Nguyệt.

Quân giặc ở phía bắc sông Như Nguyệt
Quân ta ở phía nam
sông Như Nguyệt
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt
Dựa vào lược đồ, kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
1) Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân Tống xâm lược:
- Để phá tan âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
2) Trận chiến trên phòng tuyến sông như Nguyệt:
3) Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi:
Đọc thầm SGK từ: Sau hơn ba tháng…… nước Đại Việt được giữ vững.
Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
Quân Tống chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp và phải rút về nước. Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa ?
Nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt

1. Chủ động tiến công trước giành thế mạnh.
2. Phòng thủ vững chắc.
3. Sử dụng đòn đánh tâm lý.
4. Tiến công bất ngờ.
5. Kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa giải.
Khi quân giặc bị chết quá nửa, Lý Thường Kiệt đã làm gì ?
Theo em, vì sao nhân dân ta giành được chiến thắng vẻ vang ấy?
- Quân và dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, trí thông minh, tinh thần dũng cảm.
- Có sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước ta được giữ vững. Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.


Đền thờ Lý Thường Kiệt
Tại xã Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Để tưởng nhớ công lao của Lý Thường Kiệt nhân dân ta đã làm gì?
Đền thờ Lý Thường Kiệt ở Hà Nội
Tượng đài Lý Thường Kiệt
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
1)Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân Tống xâm lược:
- Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
2) Trận chiến trên phòng tuyến sông như Nguyệt:
Dưới thời nhà Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của nhà Tống.
3) Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi:
Quân Tống chết quá nửa, nền độc lập nước ta được giữ vững.
Rung chuông vàng
TRÒ CHƠI
Câu hỏi 1: Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược
nước ta lần thứ hai vào năm nào ?
A. Năm 981
B. Năm 1010
C. Năm 1068
0
1
2
3
4
5
Rung chuông vàng
TRÒ CHƠI
Câu hỏi 2: Nguyên nhân cơ bản khiến quân Tống
sang xâm lược nước ta lần thứ hai ?
A. Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
B. Để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng.
C. Nội bộ triều đình nhà Lý lục đục.
0
1
2
3
4
5
Rung chuông vàng
TRÒ CHƠI
Câu hỏi 3: Thực hiện chủ trương đánh giặc của
Lý Thường Kiệt, quân và dân ta đã:
A. Khiêu khích, nhử quân Tống sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
B. Ngồi yên đợi giặc sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
C. Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc) rồi rút về.
0
1
2
3
4
5
Rung chuông vàng
TRÒ CHƠI
Câu hỏi 4: Nhờ đâu mà cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ hai của dân tộc ta thắng lợi ?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn; ý chí quyết tâm đánh giặc.
B. Có sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
C. Cả 2 ý trên.
0
1
2
3
4
5
Rung chuông vàng
TRÒ CHƠI
Câu hỏi 5: Việc Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh
quân Tống thể hiện điều gì ?
A. Hấp tấp, vội vàng trong việc dùng binh.
B. Chủ động chặn thế mạnh của giặc.
C. Chủ quan, khinh địch.
0
1
2
3
4
5
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
1)Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân Tống xâm lược:
- Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
2) Trận chiến trên phòng tuyến sông như Nguyệt:
Dưới thời nhà Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của nhà Tống.
3) Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi:
Quân Tống chết quá nửa, nền độc lập nước ta được giữ vững.
Ti?T H?C K?T TH�C
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ!
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ :
GVCN và các em học sinh lớp 4c Trường Tiểu học Tây Cốc!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)