Bài 11. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

Chia sẻ bởi Lê Thị Tiến | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Môn: Ngữ văn – lớp 7
Giáo viên: Lê Thị Bích Nguyệt
Hội giảng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Đọc phần dịch thơ bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. Giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Khi đi trẻ,lúc về già,
Giọng quê vẫn thế ,tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng :Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
- Hạ Tri Chương (659 – 744), người tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Ông đỗ tiến sĩ và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường trọng dụng.
- Bài thơ được viết khi ông từ quan, trở lại quê nhà.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
Nội dung: Bài thơ kể lại ngày đầu tiên trở lại quê sau bao năm xa cách của tác giả.
Nghệ thuật:
-Sử dụng phương thức tự sự để biểu cảm.
- Sử dụng biện pháp tiểu đối có hiệu quả.
-Giọng điệu bi hài ở hai câu thơ cuối.
Ý nghĩa: Bài thơ cho thấy tình yêu quê hương là một tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người
GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Cũng như Lí Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ cũng là một nhà thơ lớn thời Đường (Trung Quốc). Nếu Lí Bạch là “Tiên thơ” thì Đỗ Phủ là “Thánh thơ” (ông thánh làm thơ). Cuộc đời của ông long đong khốn khổ, chết vì nghèo đói, bệnh tật. Ông đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau, nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một bài thơ như thế.
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
Giới thiệu vài nét về tác giả.
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
Đỗ Phủ (712 - 770) là nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất ở Trung Quốc thời nhà Đường. Tác phẩm của ông thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
Đỗ Phủ (712 - 770) là nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất ở Trung Quốc thời nhà Đường. Tác phẩm của ông thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.
Bài thơ được viết dựa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành Đô ( Tứ Xuyên)
3- Thể thơ:
Cổ thể.
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
Đỗ Phủ (712 - 770) là nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất ở Trung Quốc thời nhà Đường. Tác phẩm của ông thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.
Bài thơ được viết dựa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành Đô ( Tứ Xuyên)
3- Thể thơ:
Cổ thể.
4- Bố cục:
gồm 4 đoạn
Bài thơ được chia ra làm mấy phần? chỉ ra nội dung của từng phần?
- Đoạn 1: Cảnh nhà bị gió thu phá
- Đoạn 2: Cảnh bị trẻ con cướp tranh
- Đoạn 3: Cảnh trong đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
- Đoạn 4: Ước vọng của nhà thơ
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
a- Cảnh nhà bị gió thu phá
Đọc lại đoạn thơ đầu
Tháng tám, thu cao, gió thét già
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
Mảnh thấp bay lộn vào mương sa.
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
=> Miêu tả
Cảnh nhà tranh bị gió thu phá được miêu tả cụ thể qua những hình ảnh nào?
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
Mảnh thấp bay lộn vào mương sa.
Em hãy tìm những động từ trong ba câu thơ này và cho biết giá trị biểu đạt của chúng?
=>Đoạn thơ sử dụng hàng loạt những động từ biểu đạt sự chuyển động nhanh, mạnh “bay -> rải -> treo tót ->bay lộn”
Qua đó đoạn đầu đã tái hiện cảnh tượng như thế nào?
=> Gió thu phá xác xơ, tan hoang ngôi nhà tranh nghèo của nhà thơ
Em hình dung tâm trạng của nhà thơ như thế nào qua cách miêu tả ấy?
=> Ngơ ngác, bàng hoàng và bất lực trước thiên tai
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
a- Cảnh nhà bị gió thu phá
Qua những từ ngữ gợi hình, sinh động, đoạn thơ miêu tả cảnh gió thu phá nát mái tranh nghèo. Nhà thơ bàng hoàng, bất lực trước thiên tai.
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
a- Cảnh nhà bị gió thu phá
b- Cảnh trẻ con cướp tranh
Đọc lại đoạn thơ thứ hai
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về chống gậy lòng ấm ức!
Những từ ngữ nào miêu tả hành động của bọn trẻ con ?
=> « khinh, nhè, xô, cướp giật, đi tuốt»
Qua đó, ta thấy hành động của bọn trẻ như thế nào?
= > tranh cướp của người già một cách trắng trợn.
Hành động đó nói lên thực trạng gì của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ
=> sự nghèo đói, loạn lạc làm cho đạo đức xã hội suy giảm.
Theo em, bọn người đi cướp tranh đáng thương hay đáng giận ?
=>họ đáng thương hơn đáng giận. Vì sự nghèo đói đã làm mất đi tính cách hiền lương của họ.
Đọc lại đoạn thơ thứ hai
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về chống gậy lòng ấm ức!
Từ ngữ nào biểu đạt hành động và thái độ của tác giả ?
=> «môi khô, miệng cháy gào » -> «quay về...lòng ấm ức »
Qua đó, em thấy hành động và thái độ của tác giả như thế nào?
=>buồn, giận và bất lực trước hành động ngang ngược của bọn trẻ.
Từ “ấm ức” còn giúp ta hiểu điều gì trong tâm trạng của tác giả.
=>buồn nhiều hơn giận, vì nhà thơ không chỉ giận người mà còn giận vì sự bất lực của bản thân mình trước thời thế. Thực trạng nghèo đói của xã hội và sự xấu xa của con người vì nghèo đói đang phơi bày trước mắt của kẻ sĩ, người luôn mang nặng lí tưởng “kinh bang tế thế”
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
a- Cảnh nhà bị gió thu phá
b- Cảnh trẻ con cướp tranh
Bị bọn trẻ cướp mất tranh ngay trước mặt, nhà thơ buồn giận người và buồn giận mình, bất lực trước thực trạng nghèo đói của xã hội.
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
a- Cảnh nhà bị gió thu phá
b- Cảnh trẻ con cướp tranh
c- Cảnh trong đêm mưa rét, nhà dột
Đọc lại đoạn thơ thứ ba
Giây lát, gió lặng, mây tối mực
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Những nỗi khổ đến dồn dập với nhà thơ trong đêm, đó là những nỗi khổ nào ?
=>đêm tối mịt mù ; mền vải cũ không đủ ấm, con thơ quậy phá, nhà dột tứ bề.
Tâm trạng nhà thơ như thế nào trước những nỗi khổ ấy?
=> trăn trở không ngủ được
Nhà thơ trăn trở trong đêm vì bao nhiêu nỗi khổ vây quanh. Theo em, điều gì làm cho nhà thơ trăn trở nhất? Qua đó thể hiện tinh thần gì của tác giả?
=>Không chỉ vì nhà dột, vì đêm lạnh mà đã bao đêm rồi nhà thơ thao thức vì thời thế loạn lạc. Với nhà thơ, nỗi đau, sự lo lắng vì cuộc sống chung nhiều hơn cuộc sống của bản thân. Qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của nhà thơ.
Đầu giường, nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót ?
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
a- Cảnh nhà bị gió thu phá
b- Cảnh trẻ con cướp tranh
c- Cảnh trong đêm mưa rét, nhà dột
Bao nhiêu nỗi khổ dồn dập vây quanh trong đêm lạnh nhưng nhà thơ vẫn lo lắng hơn cả là thời thế loạn lạc. Điều đó thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của ông.
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
a- Cảnh nhà bị gió thu phá
b- Cảnh trẻ con cướp tranh
c- Cảnh trong đêm mưa rét, nhà dột
d- Ước vọng của nhà thơ
Đọc lại đoạn thơ thứ cuối
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Theo em thông thường khi sống trong hoàn cảnh khổ cực người ta sẽ mơ ước điều gì?
Mong ước no ấm, sung sướng cho bản thân và gia đình
Nhưng với Đỗ Phủ, bản thân chịu bao nhiêu nỗi khổ dồn dập, ông vẫn ước mơ điều gì?
=> mơ ước ngôi nhà rộng, vững chãi che khắp thiên hạ
Tác giả có ước mơ cho mình không?
=> Tác giả không mơ ước gì cho mình cả “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”
Qua đó em cảm nhận thế nào về ước mơ của tác giả?
=> Ước mơ cao cả, thể hiện lòng nhân đạo, vị tha của tác giả
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
a- Cảnh nhà bị gió thu phá
b- Cảnh trẻ con cướp tranh
c- Cảnh trong đêm mưa rét, nhà dột
d- Ước vọng của nhà thơ
Nhà thơ mơ ước có nhà rộng, vững chãi che cho khắp thiên hạ. Mơ ước cao cả ấy một lần nữa khẳng định tấm lòng nhân đạo, vị tha của ông
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
2- Nghệ thuật:
- Bút pháp hiện thực, tái hiện chân thực cảnh ngộ của những người nghèo khổ.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Bài thơ viết theo bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Bút pháp đó đã góp phần diễn đạt điều gì?

Bài thơ sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung:
2- Nghệ thuật:
3- Ý nghĩa văn bản:
Lòng nhân ái vẫn tồn tạị khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.
Em nêu lên ý nghĩa của văn bản.
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
III- Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK/134)
Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
Nội dung: Bài thơ kể lại nỗi khổ của nhà thơ khi ngôi nhà bị gió phá nát và ước mơ giàu tính nhân đạo của nhà thơ.
Nghệ thuật:
Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện lại những chi tiết, các sự việc nối tiếp, từ đó khắc hoạ về bức tranh cảnh ngộ những người nghèo khổ.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Ý nghĩa: Lòng nhân ái vẫn tồn tạị khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Tiết 41- Văn bản:
(Đỗ Phủ)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc - hiểu văn bản:
III- Tổng kết:
*Luyện tập:
Luyện tập
Câu 1: Giải thích tại sao văn bản này lại có tên là “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”?
=>Bài ca: Vì đây là bài thơ, là tiếng lòng cao đẹp của tác giả muốn cất cao tiếng hát về con người, khích lệ con người vượt lên mọi nỗi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới 1 tương lai tươi sáng. Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quí, xứng đáng được người đời tôn là bậc “Thi thánh”.
Câu2: Qua bài thơ này, em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình yêu thương con người
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
TIẾT HỌC KẾT THÚC. TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)