Bài 10. Từ trái nghĩa

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thuý | Ngày 28/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Từ trái nghĩa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐT HỒNG BÀNG
GI�O VIấN TH?C HI?N
D?ng Th? Thu- THCS Ngụ Gia T?
Lo?p d?y: 7A4
NGỮ VĂN LỚP 7
Tuần 10 - Bài 10:
Tiết 40 : T? trỏi nghia
trường thcs ngô gia tự
Câu 1: Từ đồng nghĩa là:
Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
B. Những từ có nghĩa trùng khớp nhau.
C. Những từ có nghĩa trái ngược với nhau.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây: nhanh nhảu (1), nhanh nhẹn (2), nhanh chóng (3)
Công việc được hoàn thành . . .
Con bé nói năng . . .
Đôi chân Nam đi bóng rất . . .
Câu 3: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ gạch chân trong câu: “Chiếc ô tô bị chết máy”
A. hỏng B. sống C. mất
KIỂM TRA BÀI CŨ
nhanh chóng.
nhanh nhảu.
nhanh nhẹn.
NGỮ VĂN - TIẾT 40
Từ trái nghĩa

Bài: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM
THANH TĨNH ( Lí Bạch)
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Tương Như dịch)
Bài: NGẪU NHIÊN NHÂN BUỔI MỚI
VỀ QUÊ ( Hạ Tri Chương)
Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng”.
(Trần Trọng San dịch)
Ngẩng >< cúi
Trẻ >< già
Đi >< trở lại
Động từ - hoạt động của đầu theo hướng lên hoặc xuống.
Tính từ - chỉ tuổi tác.
Động từ - sự di chuyển: rời khỏi hay trở lại nơi xuất phát.
Cơ sở chung (t? lo?i v� nghia)
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
*Ví dụ:
Cau già
Rau già
Người già
Cau non
Rau non
Người trẻ
 Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
Cá tươi
Hoa tươi
Cá ươn
Hoa héo
Ghi nhớ 1:
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
0
Start
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
120
Thảo luận nhóm
- Thời gian: 2 phút

- Kĩ thuật: Cặp đôi chia sẻ
1- Việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê có tác dụng gì? (nhóm 1).

2- Việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh có tác dụng gì? (nhóm 2).
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau.
Trẻ cười hỏi “Khách từ đâu đến làng? ”
Tác dụng
=> Tạo ra phép đối, khái quát quãng đời xa quê, nêu cảnh ngộ biệt ly của tác giả. Giúp cho câu thơ nhịp nhàng, cân xứng.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
=> Tạo phép đối, làm nổi bật tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.
Tác dụng
Nhận xét
=> Dựng cỏc t? trỏi nghia d? c?u t?o th�nh ng?, t?c ng?.
- Lên voi xuống chó.
Thành ngữ, tục ngữ
- Chạy sấp chạy ngửa.
- Đổi trắng thay đen.
- Lên thác xuống ghềnh.
- Có mới nới cũ.
=> T? trỏi nghia l�m cho l?i núi thờm sinh d?ng v� gõy ?n tu?ng.
- Lá lành đùm lá rách.
* Từ trái nghĩa sử dụng trong thể đối:
Tác dụng
+ Tạo phép đối.
+ Tạo hình ảnh tương phản.
+ Gây ấn tượng mạnh.
+ Lời nói thêm sinh động.
Ghi nhớ : Sgk/128
Từ trái nghĩa sử dụng:
- Trong thể đối: Tạo phép đối, tạo hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh, lời nói thêm sinh động.

- Từ trái nghĩa để giải nghĩa từ.
- Tạo thành ngữ, tục ngữ.
III - Luyện tập :
Bài 1 (SGK-129):
Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
- Chị em như chuối nhiều tàu,
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời
Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Bài 3(SGK-129): Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

Chân cứng đá……
Có đi có…….
Gần nhà …… ngõ
Mắt nhắm mắt……
Chạy sấp chạy ……
mềm
lại.
xa
mở
ngửa
NHÌN HÌNH VÀ TÌM CẶP TỪ TRÁI NGHĨA THÍCH HỢP ?
GIÀ
TRẺ
CAO
THẤP
NHỎ BÉ
TO LỚN
VIỆC TỐT
VIỆC XẤU
Bài 4(SGK-129):
Viết một đoạn văn ngắn (4 đến 6 câu) về tình cảm quê hương, trong đó có sử dụng từ trái nghĩa (gạch chân cặp từ trái nghĩa).
Bài tập củng cố:
Em hãy khái quát nội dung bài học hôm nay bằng một bản đồ tư duy.
Hướng dẫn về nhà
- Học bài.
- Hoàn thành các bài tập.
- Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ, thành ngữ, thơ, . . . Trong đó sử dụng từ trái nghĩa.
- Chuẩn bị bài mới: “Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người”.
Chuẩn bị:
Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người.
+ Chuẩn bị ở nhà lập dàn ý và phát biểu trước lớp đề 1, 2.
+ Thể loại: Văn biểu cảm.
+ Chú ý yếu tố tự sự, miêu tả.
+ Vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
+ Phương tiện biểu cảm trong bài nói như: so sánh, điệp ngữ, từ cảm thán . . .
Kính chúc quý thầy cô sức khoẻ
chúc các em học giỏi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thuý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)