Bài 10. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)

Chia sẻ bởi Trần Trung Thành | Ngày 28/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

NGẪU NHIÊN VIẾT
NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hạ Tri Chương)
Chào
các em
học sinh !
HĐ 2 : I/ GIỚI THIỆU CHUNG:
1- Tác giả:
- Là một thi sĩ lớn của thời Đường.
- 965 ông đỗ tiến sĩ và là đại quan của triều Đường.
- Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, nhân hậu.
Tượng
Hạ
Tri
Chương
2- Tác phẩm:
- Bài thơ được viết khi ông cáo quan về quê nghỉ hưu.
HĐ 3 : II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
Thể thơ? Nêu cụ thể về thể thơ.
1/ TÌM HIỂU NHAN ĐỀ BÀI THƠ:
Qua phần tác giả, em hiểu gì về cụm từ “khi mới về quê”?
Làm quan cho nhà Đường trên 50 năm. Sau đó Hạ Tri Chương từ quan về quê.
THẢO LUẬN : “ngẫu thư” là gì? Có phải tình cảm của ông với quê hương là tình cảm bất chợt?
2/ HAI CÂU THƠ ĐẦU (KHAI - THỪA):
Hai câu thơ đầu là tả hay kể? Kể và tả về ai, về những vấn đề gì?


Kể và tả về cuộc sống của bản thân.
Em hiểu thế nào là “giọng quê”?
Là chất quê, hồn quê biểu hiện trong giọng nói của con người.
Giọng quê không đổi điều đó có ý nghĩa gì ?
Hạ Tri Chương vẫn giữ được bản sắc quê hương, không thay đổi.
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 1
Vế 1: Trẻ rời nhà đi làm quan.
Vế 2: Gìa lúc cáo quan về lại.
Câu 2
Vế 1: Yếu tố không chịu thay đổi.
Vế 2: Yếu tố phải thay đổi.
Đối giữa các vế trong câu gọi là tiểu đối.
Vừa làm cho câu văn cân đối, nhịp nhàng, vừa khái quát được quãng đời xa quê lâu dài và làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác, đồng thời bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.
Câu 1 là tự sự để biểu cảm, còn câu 2 là miêu tả để biểu cảm. Đây là phương thức bộc lộ tình cảm cách gián tiếp. Nhà thơ nhìn thấy quê hương, cất tiếng nói theo giọng của quê hương, rồi tự ngắm mình, thấy bề ngoài của mình đổi thay quá nhiều trước cảnh cũ người Xưa. Nghe đằng sau dòng thơ như có tiếng thở dài.
Em có nhận xét gì về tính chất các hình ảnh, chi tiết được kể và tả ở đây? Tác dụng của nó?
Sử dụng hình ảnh chi tiết vừa thực, vừa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.
3/ HAI CÂU CUỐI (CHUYỂN – HỢP):
Hai câu này là kể hay tả? Nói về việc gì?
Khi vừa về đến làng hình ảnh đầu tiên mà tác giả gặp là ai? Vì sao tác giả lại kể về bọn trẻ con?
Bọn trẻ là người làng, là sự sống của làng, là hình ảnh tương lai của làng, chúng chân thật, hồn nhiên
Với tác giả, ấn tượng rõ nhất của bọn trẻ là gì?
thấy lạ không chào mà lại hỏi.
Trong lời ám trẻ con, lời nào khiến nhà thơ già đau lòng nhất?
Khách ở chốn nào lại chơi?
4/ GIỌNG ĐIỆU BÀI THƠ:
Nêu sự khác nhau về giọng điệu trong việc biểu hiện tình cảm quê hương ở 2 dòng thơ trên và 2 dòng dưới?
Giọng điệu ở hai dòng thơ trên, là bề ngoài dường như thật bình thản, như là một việc bình thường nhưng vẫn thấp thoáng nỗi xót xa.
Ở hai dòng thơ dưới, giọng điệu đau xót ấy lộ rõ hơn khi biết rằng hình hài mình đã quá đổi thay và quê hương mình cũng lại có quá nhiều thay đổi!
GHI NHỚ
X
X
X
X
HĐ 4: III/ LUYỆN TẬP
1/ Học thuộc lòng bài thơ (bản phiên âm, dịch thơ).
2/ Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
-Tập đọc kỹ do văn bản dài.
- Chú ý tính chất nhân đạo cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ thể hiện trong bài thơ.
HĐ 5: DẶN DÒ

Chào các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trung Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)