Bài 10. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)
Chia sẻ bởi Chu Van Binh |
Ngày 28/04/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
I .Giới thiệu tác giả - văn bản
Hạ Tri Chương (659 – 744),tự Quý Chân ,hiệu Tứ Minh cuồng khách ,thích uống rượu tính tình hào phóng (Vì lẽ đó mà ông chơi thân với Lí Bạch không tính đến chênh lệch tuổi tác ).
Ông đỗ tiến sĩ ,sinh sống và làm quan tại kinh đô Trường An hơn 50 năm mới trở về quê hương (tỉnh Triết Giang của Trung Quốc ngày nay)
Khi hơn 80 tuổi Hạ Tri Chương mới xin về quê và 1 năm sau khi về , ông mất tại quê hương.
Ông để lại hơn 20 bài thơ ,trong đó Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất
Tiết 38:Văn bản:NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư)
(Hạ Tri Chương)
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư )
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cảm,mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
(Hạ Tri Chương)
Dịch nghĩa
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết ,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Dịch thơ
Khi đi trẻ ,lúc về già
Giọng quê vẫn thế,tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch trong Thơ Đường,tập I
NXB Văn học ,Hà Nội ,1987)
Trẻ đi ,già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: ”Khách từ đâu đến làng?”
(Trần Trọng San dịch,trong thơ Đường, tập I,
Bắc Đẩu,Sài Gòn,1966)
II. Đọc,tìm hiểu chú thích, thể thơ
III.Tìm hiểu văn bản
1.Hai câu thơ đầu
-Trở lại quê hương sau bao năm xa cách
-Tuổi tác, vóc dáng có sự đổi thay
-Mái tóc thay đổi nhưng giọng quê không đổi
2.Hai câu thơ cuối
-Về quê gặp toàn lớp trẻ. Chúng không quen biết coi ông là khách . Ông cảm thấy buồn bùi ngùi, chạnh lòng
Điều đó chứng tỏ tác giả có tình yêu quê hương bền bỉ, thuỷ chung , sâu nặng
Đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lí
x
x
Em thử hình dung tâm trạng của tác giả khi” Gặp nhau mà chẳng biết nhau”. Đặc biệt là khi các em bé cười hỏi:”Khách ở chốn nào lại chơi”?
Câu hỏi thảo luận
Đáp án
“Gặp nhau mà chẳng biết nhau” Đó là một tâm trạng buồn.Lẽ ra gặp được người quen ,người lớn thì thật vui mừng.nhưng chỉ gặp trẻ em.Và cả hai bên đều “không biết nhau”, đều xa lạ nhau. Tác giả hẳn là buồn ,nhưng chưa hết ,còn buồn hơn khi những người làm nhỏ tuổi đẵ coi ông là một người xa lạ ,một người khách ,và đối sử với ông như một người khách lạ
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai
Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?
Một người yêu quê hương tha thiết, nhưng lại bị xem là khách, xem như một kẻ xa lạ ngay trên quyê hương của mình. Tác giả hẳn chạnh lòng. Và chính sự chạnh lòng đó đã làm nên cảm xúc để tác giả bột phát viết thành bài thơ nhân buổi mới về quê.
1.Nghệ thuật:
-Tác giả sử dụng nghệ thuật đối của thơ Đường để làm rõ sự đổi thay ,biến đổi,trên cơ sở đó khẳng định sự không đổi của giọng quê như là một biểu hiện của tình quê thuỷ chung không bao giờ thay đổi
-Bài thơ tạo ra một tình huống độc đáo: Người yêu quê, cố giữ giọng quê khi trở về quê hương không ai nhận ra và bị coi như là một người xa lạ trên chính quê hương mình.
-Tá giả không nói tâm trạng ,nhưng trong tình huống “Gặp nhau mà chẳng biết nhau”, Trong tình huống trẻ em hồn nhiên cười hỏi,gọi tác giả là “khách”,tác giả đã vô cùng xúc động và không chủ ý mà một bài thơ đẫ ra đời ghi lại khoảnh khắc tâm trạng ngày đầu tiên đặt chân về quê.
TỔNG KẾT
2.Nội dung:
Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương chân thành ,sâu sắc của nhà thơ khi tất cả đổi thay nhưng vẫn giữ nguyên giọng quê . Đồng thời cũng thể hiện một sự bùi ngùi trớ trêu của một người yêu quê bị coi là khách lạ ngay tại quê hương mình. Điều đó càng làm nổi bật tình cảm quê hương sâu nặng
Hạ Tri Chương (659 – 744),tự Quý Chân ,hiệu Tứ Minh cuồng khách ,thích uống rượu tính tình hào phóng (Vì lẽ đó mà ông chơi thân với Lí Bạch không tính đến chênh lệch tuổi tác ).
Ông đỗ tiến sĩ ,sinh sống và làm quan tại kinh đô Trường An hơn 50 năm mới trở về quê hương (tỉnh Triết Giang của Trung Quốc ngày nay)
Khi hơn 80 tuổi Hạ Tri Chương mới xin về quê và 1 năm sau khi về , ông mất tại quê hương.
Ông để lại hơn 20 bài thơ ,trong đó Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất
Tiết 38:Văn bản:NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư)
(Hạ Tri Chương)
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư )
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cảm,mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
(Hạ Tri Chương)
Dịch nghĩa
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết ,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Dịch thơ
Khi đi trẻ ,lúc về già
Giọng quê vẫn thế,tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch trong Thơ Đường,tập I
NXB Văn học ,Hà Nội ,1987)
Trẻ đi ,già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: ”Khách từ đâu đến làng?”
(Trần Trọng San dịch,trong thơ Đường, tập I,
Bắc Đẩu,Sài Gòn,1966)
II. Đọc,tìm hiểu chú thích, thể thơ
III.Tìm hiểu văn bản
1.Hai câu thơ đầu
-Trở lại quê hương sau bao năm xa cách
-Tuổi tác, vóc dáng có sự đổi thay
-Mái tóc thay đổi nhưng giọng quê không đổi
2.Hai câu thơ cuối
-Về quê gặp toàn lớp trẻ. Chúng không quen biết coi ông là khách . Ông cảm thấy buồn bùi ngùi, chạnh lòng
Điều đó chứng tỏ tác giả có tình yêu quê hương bền bỉ, thuỷ chung , sâu nặng
Đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lí
x
x
Em thử hình dung tâm trạng của tác giả khi” Gặp nhau mà chẳng biết nhau”. Đặc biệt là khi các em bé cười hỏi:”Khách ở chốn nào lại chơi”?
Câu hỏi thảo luận
Đáp án
“Gặp nhau mà chẳng biết nhau” Đó là một tâm trạng buồn.Lẽ ra gặp được người quen ,người lớn thì thật vui mừng.nhưng chỉ gặp trẻ em.Và cả hai bên đều “không biết nhau”, đều xa lạ nhau. Tác giả hẳn là buồn ,nhưng chưa hết ,còn buồn hơn khi những người làm nhỏ tuổi đẵ coi ông là một người xa lạ ,một người khách ,và đối sử với ông như một người khách lạ
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai
Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?
Một người yêu quê hương tha thiết, nhưng lại bị xem là khách, xem như một kẻ xa lạ ngay trên quyê hương của mình. Tác giả hẳn chạnh lòng. Và chính sự chạnh lòng đó đã làm nên cảm xúc để tác giả bột phát viết thành bài thơ nhân buổi mới về quê.
1.Nghệ thuật:
-Tác giả sử dụng nghệ thuật đối của thơ Đường để làm rõ sự đổi thay ,biến đổi,trên cơ sở đó khẳng định sự không đổi của giọng quê như là một biểu hiện của tình quê thuỷ chung không bao giờ thay đổi
-Bài thơ tạo ra một tình huống độc đáo: Người yêu quê, cố giữ giọng quê khi trở về quê hương không ai nhận ra và bị coi như là một người xa lạ trên chính quê hương mình.
-Tá giả không nói tâm trạng ,nhưng trong tình huống “Gặp nhau mà chẳng biết nhau”, Trong tình huống trẻ em hồn nhiên cười hỏi,gọi tác giả là “khách”,tác giả đã vô cùng xúc động và không chủ ý mà một bài thơ đẫ ra đời ghi lại khoảnh khắc tâm trạng ngày đầu tiên đặt chân về quê.
TỔNG KẾT
2.Nội dung:
Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương chân thành ,sâu sắc của nhà thơ khi tất cả đổi thay nhưng vẫn giữ nguyên giọng quê . Đồng thời cũng thể hiện một sự bùi ngùi trớ trêu của một người yêu quê bị coi là khách lạ ngay tại quê hương mình. Điều đó càng làm nổi bật tình cảm quê hương sâu nặng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Van Binh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)