Bài 10. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)

Chia sẻ bởi Kiều Thanh Bình | Ngày 28/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Giáo viên : Phạm Thị Hải Lý
Ngữ văn 7
Trường THCS Bình Đa

Kiểm tra bài cũ


Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài Xa ngắm thác
núi Lư ( Vọng Lư sơn bộc bố) của Lí Bạch?Trình bày cách hiểu
của em về thể thơ phần phiên âm của bài?
Phiên âm:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Dịch thơ
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
( Tương Như dịch)
-Thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu 7 chữ gieo vần tiếng cuối câu 1,2,4
( yên – xuyên - thiên)
Ngữ văn Tiết 40 HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
Hạ Tri Chương
I. Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
Hạ Tri Chương (659-744)
là nhà thơ lớn của Trung
Quốc thời Đường.Ông là bạn
vong niên của thi hào Lí Bạch.
2.Tác phẩm:
Văn bản là một trong hai bài
Hồi hương ngẫu thư rất nổi
tiếng của Hạ Tri Chương.

Hạ Tri Chương
(659 - 744)
II.Đọc- hiểu văn bản :
1.Đọc:
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?


Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi ?
( Phạm Sĩ Vĩ dịch )

Dịch nghĩa:
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi : Khách ở nơi nào đến ?

Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi : “Khách từ đâu đến làng ?”
( Trần Trọng San dịch )
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?
(Trần Trọng San dịch)
- Dịch không sát nghĩa cụm từ : “bất tương thức”
- Mất từ: “ tiếu ”
Dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
( Phạm Sĩ Vĩ dịch,)
- Dịch chưa sát nghĩa cụm từ : “mấn mao tồi”
?So sánh phần phiên âm
với 2 bản dịch thơ ?

II.Đọc- hiểu văn bản :
1.Đọc:

-Thể thơ:

+Phiên âm: thất ngôn tứ tuyệt.

+Dịch thơ: cả hai bản của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều chuyển sang thể lục bát có sự khác nhau về vần, nhịp giữa hai thể thơ.

-Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

-Bố cục: khai, thừa, chuyển, hợp.

2.Tìm hiểu nội dung:

a.Ý nghĩa nhan đề và cấu tứ của bài thơ:


?Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ?


- Hồi : trở về . - hương: làng, quê hương.
- ngẫu: tình cờ, ngẫu nhiên . - thư: chép, viết, ghi lại.


- > Ngẫu thư (ngẫu nhiên viết): không chủ định làm thơ – không phải tình cảm bộc lộ một cách ngẫu nhiên.


?Về quê , tác giả không chủ định làm thơ mà lại viết là tại sao?


-Đọc cuối bài thơ chúng ta thấy về quê, bị coi là khách: một cú sốc, một duyên cớ, một điều kiện để bộc lộ cảm xúc.
-Người xưa thường viết về quê hương khi xa quê. Trong bài này , tác giả lại thể hiện tình quê khi mới đặt chân trở về quê -> tình huống độc đáo .


?Nhận xét về cấu tứ của bài thơ?


-Cả đời xa quê, nay về quê, một nỗi buồn dâng lên trong lòng khi bị xem là khách lạ, cô đơn, lạc lõng ngay trên quê hương của mình, trong nỗi đau ấy tâm sự của nhà thơ càng ngậm ngùi, sâu sắc.

2.Tìm hiểu nội dung:
a.Ý nghĩa nhan đề và cấu tứ của bài thơ:
-Nhan đề bài thơ:“Ngẫu nhiên viết” chứ không phải tình cảm được bộc lộ một cách ngẫu nhiên.
-Cấu tứ bài thơ độc đáo.

b.Hai câu đầu :

?Đọc câu 1-2 và cho biết mỗi câu có mấy vế?










?Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây ?
-Hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau
 chức vụ vị ngữ.
 chức vụ chủ ngữ.


-Tiểu đối (đối trong cùng một câu): đối ý, đối lời , đối chức vụ ngữ pháp .
+ li gia >< đại hồi
+ hương âm >< mấn mao
+ thiếu tiểu >< lão
+ vô cải >< tồi
 chức vụ vị ngữ.
 chức vụ chủ ngữ.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

?Tác dụng của việc dùng phép đối ở hai câu đầu?
-Lời thơ hài hòa; đồng thời giúp nhà thơ thể hiện những ý
nghĩa trong một lượng câu chữ ít ỏi:
+Câu 1: lời kể của tác giả khái quát, ngắn gọn quãng thời gian xa quê, làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về dáng người, về tuổi tác.
+Câu 2: lời tự nhận xét giọng nói không đổi ,còn mái đầu
đã bạc.
?Em có nhận xét gì về sự thay đổi và không thay đổi đó ?
-Ba sự thay đổi đó phụ thuộc vào yếu tố khách quan thời gian.
-Giọng nói không thay đổi do chủ quan của tác giả , một
chi tiết vừa có tính chân thực ,vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương của nhà thơ.
2.Tìm hiểu nội dung:
a.Ý nghĩa nhan đề và cấu tứ của bài thơ:
b.Hai câu đầu :
-Lời kể của tác giả về quãng đời dài xa quê làm quan ( từ lúc còn trẻ đến lúc về già).
-Lời tự nhận xét: đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ về quê hương, giọng nói không hề thay đổi dù tóc mai đã rụng.

c.Hai câu sau:



?Khi trở về quê tác giả gặp những ai ?Vì sao chỉ có nhi đồng xuất hiện?

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

-Thấy toàn nhi đồng ra đón, ngày xưa tuổi thọ ngắn hơn bây giờ như Đỗ Phủ nói : “Nhân sinh thất thập cổ lai hi” tức người mà sống được đến 70 tuổi đã là hiếm lắm rồi. Tác giả khi ấy đã 86 tuổi, những người cùng lứa tuổi chẳng còn ai hoặc còn cũng đã già nua, yếu ớt không còn nhận ra được ông nữa. Như thế, không chỉ nhà thơ thay đổi mà làng quê cũng có nhiều thay đổi.


?Những đứa trẻ ở làng quê đã tỏ thái độ với gì với tác giả và qua câu thơ nào?






-Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
(Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?)






?Tâm trạng của nhà thơ ra sao trước tình huống đó?






-Ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa cùng ập đến vì ngay trên quê hương lại bị coi là khách, thật là trớ trêu!






Thảo luận :
?Vì sao từ “khách” được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là từ đắt nhất, quan trọng nhất (nhãn tự) của bài thơ ?






*Đáp án: Vì đó là từ tạo nên kịch tính, mang phong vị bi hài, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, tạo duyên cớ để tác giả viết bài thơ, ngay khi tác giả mới đặt chân.




?Chúng ta có nên trách lũ trẻ không?Vì sao?

-Không, vì chúng là thế hệ sinh sau đẻ muộn, khi nhà thơ xa quê, có lẽ bố mẹ chúng còn chưa ra đời, chúng là những đứa trẻ hiếu khách nên niềm nở , hỏi han người lạ là điều tự nhiên.

?Sự biểu hiện tình yêu quê hương ở hai câu đầu và hai câu cuối có gì khác nhau về giọng điệu?

-Câu 1-2: giọng điệu dường như bình thản, khách quan song vẫn phảng phất buồn.

-Câu 3-4: giọng điệu dường như vui tươi, nhưng tình cảm đau xót ngậm ngùi; giọng điệu bi – hài lẫn lộn.

?Nội dung hai câu đầu và hai câu cuối có mối liên hệ như thế nào?

-Nội dung của hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau có mối liên hệ chặt chẽ: vẫn là những lời miêu tả, kể tự nhiên khách quan, vẫn là những sự ngẫu nhiên.
Nhưng đằng sau tất cả sự khách quan và ngẫu nhiên đó là tình cảm tha thiết, gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê hương.

2.Tìm hiểu nội dung:
a.Ý nghĩa nhan đề và cấu tứ của bài thơ:
b.Hai câu đầu :
c.Hai câu sau:
-Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ.
-Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương.
-Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền
và thiêng liêng nhất của con người.
III.Tổng kết:

?Bài thơ tác giả đã sử dụng yếu tố gì ?
-Yếu tố tự sự.
?Nhận xét về cấu tứ của bài thơ?

-Cấu tứ độc đáo.

?Biện pháp nghệ thuật sử dụng hiệu quả trong bài ?
- Biện pháp nghệ thuật tiểu đối.

?Nhắc lại giọng điệu của bài thơ ở hai câu cuối?

-Giọng điệu bi hài.
?Ý nghĩa của bài thơ?

III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
-Sử dụng yếu tố tự sự.
-Cấu tứ độc đáo.
-Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả.
-Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.
2.Ý nghĩa văn bản:
Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền
và thiêng liêng nhất của con người.


IV.Luyện tập:
Câu 1: Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” được tác giả viết trong
hoàn cảnh nào?
A. Mới rời quê ra đi.
B. Xa nhà xa quê đã lâu .
C. Xa quê rất lâu nay mới trở về.
D. Sống ở ngay quê nhà.
Câu 2: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ là gì?
A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê.
B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều đổi thay.
C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương
D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải xa chốn kinh thành


Hướng dẫn tự học:

-Nắm vững nội dung bài giảng.
-Học thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ.
-Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ.
-Soạn bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiều Thanh Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)