Bài 10. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)

Chia sẻ bởi Đặng Thị Kim Cúc | Ngày 28/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ, thăm lớp !
NGỮ VĂN 7
KIỂM TRA BÀI CŨ
XEM BỨC TRANH
1. Hình ảnh trên gợi nhớ đến bài thơ Đường nào?
a. Tĩnh dạ tứ
b. Vọng lư sơn bộc bố
c. Hồi hương ngẫu thư
d. Phò giá về kinh
KIỂM TRA BÀI CŨ
2. Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là:
a. Thánh thơ
b. Thần thơ
c. Tiên thơ
d. Chúa thơ
KIỂM TRA BÀI CŨ
3. Chủ đề của bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" là:
a. Lên núi nhớ bạn
b. Trông trăng nhớ quê
c. Non nước hữu tình
d. Trước cảnh sinh tình
KIỂM TRA BÀI CŨ
4. Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" được viết theo thể thơ:
a. Lục bát
b. Thất ngôn tứ tuyệt
c. Thất ngôn bát cú Đường luật
d. Ngũ ngôn tứ tuyệt
3
TIẾT 38
VĂN BẢN
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Căn cứ vào chú thích SGK cho biết vài nét về tác giả?
Là nhà thơ Trung Quốc đời đường.
Đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống ở kinh đô Trường An 50 năm.
Được vua Đường Huyền Tông rất vị nể.
Ông cáo quan về quê làm đạo sĩ.
Là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch.
Thích uống rượu, tính tình hào phóng.
Hạ Tri Chương (659 - 744)
Hạ Tri Chương (659-744) là nhà thơ lớn của Trung Quốc thời Đường. Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch
2. Tác phẩm
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
Hãy nêu vài nét về tác phẩm?
- Văn bản là một trong hai bài Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của Hạ Tri Chương
Nguyên văn
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi
Trẻ đi già trở lại nhà
Giọng quê không đổi sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng”
PHẠM SĨ VĨ
TRẦN TRỌNG SAN
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng, hà xứ lai?
Dịch thơ
Hồi hương ngẫu thư kì nhị
-Hạ Tri Chương-
Phiên âm:
Li biệt gia hương tuế nguyệt đa
Cận lai nhân sự bán tiêu ma
Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy
Xuân phong bất cải cựu thời ba.
Dịch thơ:
Trải bao năm tháng xa quê
Chuyện đời điểm lại nửa bề tiêu vong
Chỉ còn trước cửa hồ trong
Gió xuân không xóa những vòng sóng xưa.

NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
- Văn bản là một trong hai bài Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của Hạ Tri Chương
Quan sát bản phiên âm và hai bản dịch thơ, nhận xét về thể thơ?
Nguyên văn
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi
Trẻ đi già trở lại nhà
Giọng quê không đổi sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng”
PHẠM SĨ VĨ
TRẦN TRỌNG SAN
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng, hà xứ lai?
Dịch thơ
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
- Văn bản là một trong hai bài Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của Hạ Tri Chương
- Hai bản dịch thơ đều chuyển sang thể lục bát; có sự khác nhau về vần, nhịp giữa thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát
3. Chú thích:
SGK
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng, hà xứ lai?
Trẻ đi già trở lại nhà
Giọng quê không đổi sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng”
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi
Phiên âm
Dịch thơ
Dịch nghĩa
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biêt,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ: Hồi hương ngẫu thư?
1. Ý nghĩa nhan đề và cấu tứ độc đáo của bài thơ
2. Hai câu đầu:
Hãy chỉ ra phép đối trong hai câu thơ đầu?
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng

Thiếu >< lão
Tiểu >< đại
Li gia >< hồi
Hương âm >< mấn mao
Vô cải >< tồi

- Bài thơ được tác giả viết một cách ngẫu nhiên khi vừa về đến làng nhưng đã trở thành một bài thơ rất hay và nổi tiếng
- Đối ý, đối lời trong từng câu thơ
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề và cấu tứ độc đáo của bài thơ
2. Hai câu đầu:
Hai câu đầu: câu nào là câu kể, kể việc gì; câu nào là câu tả, tả cảnh gì? Qua đó bộc lộ cảm xúc gì của tác giả?
- Câu 1: kể khái quát về cuộc đời
=> Nỗi buồn, bồi hồi trước sự trôi nhanh của thời gian.
- Câu 2: tả sự thay đổi của vóc dáng nhưng giọng quê không đổi.
=> Sự gắn bó, tình yêu quê hương sâu sắc.
- Lời kể của tác giả về quãng đời dài xa quê làm quan (từ lúc còn trẻ đến lúc về già)
- Lời tự nhận xét: đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ về quê hương, giọng nói không thay đổi dù tóc mai đã rụng
3. Hai câu cuối:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng

NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề và cấu tứ độc đáo của bài thơ
2. Hai câu đầu:
3. Hai câu cuối:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng, hà xứ lai?
Trẻ con gặp mặt, không quen biêt,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
THẢO LUẬN NHÓM 4
Tình huống bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân về đến làng? Vì sao lại có tình huống đó? Chuyện này tác động đến nhà thơ ra sao?
- Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ
- Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương
- Trẻ con ùa ra ngắm tác giả như người lạ, hỏi ở đâu đến?
- Tác giả: ngạc nhiên, buồn tủi.
=> Tình huống đầy bi hài: Trẻ càng vui, tác giả càng buồn tê tái
III. Tổng kết
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
- Sử dụng các yếu tố tự sự.
- Cấu tứ độc đáo.
- Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả.
- Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.
2. Ý nghĩa:
Từ bài thơ em cảm nhận được điều thiêng liêng nào trong cuộc đời của mỗi người?
Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
Hạ Tri Chương (659 - 744)
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc lòng bài thơ (dịch thơ), ghi nhớ
- Phân tích tâm trạng của nhà thơ
- Chuẩn bị bài mới: Từ trái nghĩa
Giờ học kết thúc
Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
Cảm ơn các em học sinh
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
TIẾT 38
(Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-
Bài Hồi hương ngẫu thư được viêt theo thể thơ gì?
Thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật
TRỞ VỀ
Tình cảm bao trùm toàn bộ bài thơ là gì?
Tình yêu quê hương
TRỞ VỀ
Yếu tố nào dẫn đến sự thay đổi của tác giả và chính quê hương ông?
Thời gian
TRỞ VỀ
Cho biết nghệ thuật thể hiện ở hai câu đầu?
Phép đối
TRỞ VỀ
Từ Hán Việt nào khẳng định tác giả vẫn là người con của quê hương?
Hương âm
TRỞ VỀ
Tình yêu quê hương được viết một cách ……………., trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
ngẫu nhiên
TRỞ VỀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Kim Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)