Bài 10. Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người

Chia sẻ bởi Lê Thị Tuyết | Ngày 28/04/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 40:
Luyện nói:
biểu cảm về sự vật, con người
* Văn biểu cảm:
Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
* Biểu cảm về sự vật, con người:
Là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy nghĩ của mình về sự vật hay con người đó.
* Bố cục bài văn biểu cảm:
Gồm 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.
1) Mở bài:
- Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian, không gian. Nêu cảm xúc ban đầu của mình về đối tượng cần biểu cảm.
2) Thân bài:
Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
3) Kết bài:
Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nêu lên bài học tư tưởng.
Đề 1:
Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những "người lái đò" đưa thế hệ trẻ "cập bến" tương lai.
*Dàn bài đề 1
1) Mở bài: -Nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc về thầy cô ( có thể nhân ngày 20-11; nhớ về một kỷ niệm)
2) Thân bài:
- Hồi tưởng kỉ niệm về thầy, cô giáo: nhớ lại kỉ niệm về sự chăm sóc của thầy cô -> nêu cảm xúc.
Suy nghĩ về hiện tại: + Thầy cô dạy hết lớp HS này đến lớp HS khác như chở những chuyến đò, khi cập bến học trò đi đến những nơi xa. Người chở đò - người thầy lại đón những chuyến khác, buồn vui hướng theo sự trưởng thành của trò. Biết bao HS đã trưởng thành.
+Suy nghĩ về nghề dạy học: nghề cao quý, có ảnh hưởng đến sự phát triển của XH về mặt tinh thần.
Hướng về tương lai: + Vai trò của người thầy là không thể thiếu
+ Mãi mãi nhớ hình ảnh thầy cô: có thể liên tưởng từ hình ảnh dòng sông, con đò.
3) Kết bài:
Ngợi ca nghề dạy học.




Đề 2:
Cảm nghĩ về tình bạn
Mở bài
- Suy nghĩ về tình bạn (Có cần thiết trong cuộc sống con người không?)
B) Thân bài:
- Cảm xúc của em khi có một tình bạn đẹp (có một tình bạn đẹp
sẽ giúp chúng ta nhiều điều trong cuộc sông: lúc vui, buồn có người chia sẻ.)
- Có thể:
+ kể một câu truyện về tình bạn làm em cảm động
+ Tả lại hình dáng thân thiết của người bạn
- Tình cảm của em dành cho người bạn ấy
C) Kết bài:
- Em sẽ giữ tình cảm đó như thế nào với người bạn của mình
Dàn bài đề 2
Đề 3:
Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày
Dàn bài đề 3
1) MB: - Tình huống tạo cảm xúc: đến thư viện hoặc gặp lại quyển sách cũ.
Giới thiệu cảm xúc chung về sách.
2) Thân bài:
Có thể liên hệ hiện tại với tương lai ( hoặc tưởng tượng tình huống làm rõ vai trò của sách).
Thời đại thông tin phát triển cả thư viên khổng lồ dược thu gọn tiện lợi biết bao nhưng cảm giác vui khi lần giở từng trang sách sẽ mất đi, mất đi sự thú vị -> XH con người không thể thiếu sách.
Suy ngẫm về sách : - Sách giáo khoa: bạn của học sinh.
- Sách khoa học: mở rộng hiểu biết
- Sách văn học: Mở ra những chân trời, cảm xúc mới nâng cao vốn sống, hiểu biết.
3) KB: Con người không thể sống mà không có sách.
*So sánh Văn biểu cảm dạng nói và văn biểu cảm dạng viết:
+ Giống nhau:
- Đều thể hiện cảm xúc về đối tượng cần biểu cảm.
- Đều có bố cục gồm 3 phần
+ Khác nhau:

Câu văn ngắn gọn

- Lựa chọn ý và những chi tiết quan trọng nhất.
- Dùng ngôn ngữ văn nói, ở phần MB và KB nên có những lời giới thiệu, thưa gửi.
- Có thể dùng câu văn dài, chau chuốt
Trình bày đầy đủ ND

- Không dùng ngôn ngữ nói ( khẩu ngữ)
Dạng nói
Dạng viết
Một số yêu cầu khi luyện nói
1) Để nói ở lớp trước đông người, phải chuẩn bị tốt. Văn bản biểu cảm cần có những cảm xúc riêng, độc đáo, nên không thể có nhiều thời gian suy ngẫm kĩ, tìm tòi cách biểu hiện cảm xúc riêng. Do đó khi chuẩn bị ở nhà cần vân dụng kết hợp các cách lập ý, tập diễn đạt bằng văn nói trước.
2) Để cảm xúc chân thành, tha thiết, cần chọ đối tượng nào thật sự gắn bó với mình
3)V× g¾n bã nhiÒu, nªn th­êng ngµy m×nh ®· cã t×nh c¶m víi ®èi t­îng, nh­ng khi chuÈn bÞ v¨n b¶n nãi vÉn ph¶i chó ý quan s¸t vµ ngÉm nghÜ mét c¸ch ®Çy ®ñ h¬n, s©u s¾c h¬n.
4) Khi tr×nh bµy tr­íc líp ph¶i nãi giäng thong th¶, tù nhiªn, biÕt béc lé c¶m b»ng nh÷ng tõ ng÷, c©u v¨n biÓu c¶m ….míi truyÒn ®ù¬c c¶m xóc sang ng­êi nghe.
5) Ph¸t biÓu c¶m xóc vÒ sù vËt hoÆc con ng­êi ph¶i hÕt søc tr¸nh l¹c sang v¨n b¶n miªu t¶ ®Çy ®ñ h×nh d¸ng, ®Æc ®iÓm (HoÆc tù sù ®Çy ®ñ sù viÖc) vÒ ®èi t­îng. Muèn vËy, muèn cã miªu t¶ hoÆc tù sù th× ph¶i ng¾n gän, chØ nh­ mét c¸i cí ®Ó béc lé cam xóc cña m×nh.
Luyện tập
Về nhà
Tiếp tục luyện nói
Ôn tập văn biểu cảm
Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)