Bài 10. Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

Chia sẻ bởi Trần Quang Khánh | Ngày 26/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Tại sao khi đi mua, bán người ta có thể dùng một cái lực kế để làm một cái cân ?
I. TÌM HIỂU LỰC KẾ
1. Lực kế là gì ?
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào
chỗ trống của các câu sau:
.? Lực kế có một chiếc (1) _______ một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái (2) ___________. Kim chỉ thị chạy trên mặt một (3) ____________
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản
lò xo
kim chỉ thị
bảng chia độ
Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em.
Có nhiều lực kế khác nhau. Cách xác định GHĐ và ĐCNN của nó giống như xác định GHĐ và ĐCNN của thước và bình chia độ, bằng cách nhìn vào bảng chia độ của nó.
1. Cách đo lực:
Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng (1) ______. Cho (2) _________ tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo (3) _______ của lực cần đo (xem ảnh).
vạch 0
lực cần đo
phương
2. Thực hành đo lực:
Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. So sánh kết qủa đo giữa các bạn trong nhóm.
Lấy dây nilon (hoặc dây thun) luồn qua mép trong của trang sách (như hình vẽ).
Móc lực kế vào vòng dây, cầm vỏ lực kế nâng lên cao vỏ của lực kế (cũng là trục lò xo) vuông góc với mặt đất (trùng với phương thẳng đứng).
Khi đo lực, ta phải cầm vào vỏ lực kế và hướng lực kế sao cho vỏ của lực kế (trục của lò xo) phải cùng phương với lực cần đo. Vì lực kế được cấu tạo dựa theo sự biến dạng của lực đàn hồi.
Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? Tại sao phải cầm như thế ?
Hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Một quả cân có khối lượng 100g thi có trọng lượng (1) ... N.
b) Một quả cân có khối lượng (2) .... g thì có trọng lượng 2N.
c) Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng (3) ...N.
Như vậy, giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức là:
Trong đó P là trọng lượng của vật, đo bằng niutơn (N),
còn m là khối lượng của vật, đo bằng kilôgam (kg).
P = m . 10
10

1
200
10
Hãy giải thích tại sao trên các "cân bỏ túi" bán ở ngoài phố người ta không chia độ theo đơn vị niutơn là lại chia độ theo đơn vị kilôgam ? Thực chất các "cân bỏ túi" là dụng cụ gì ?
Về nhà, hãy thử làm một cái lực kế, và phải nhớ chia độ theo lực kế đó.
Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu niutơn ?
Ghi nhớ:
? Lực kế dùng để đo lực.
? Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
P=10m, trong đó :
P là trọng lượng (đơn vị niutơn)
M là khối lượng (đơn vị kilôgam).


Có thể em chưa biết
- Lực mà ngón tay ta bấm lò xo bút bi vào cỡ 1N.
- Lực kéo của một học sinh THCS khoảng từ 50N đến 60N.
- Lực do chiếc vợt tác dụng vào quả bóng ở hình 7.3 vào cỡ 500N.
- Lực nâng của một lực sĩ cử tạ có thể lên đến 2200N.
- Lực kéo của một đầu tàu hỏa từ 40000N đến 60000N.
- Lực của một động cơ đẩy tên lửa lúc khởi hành có thể đến 10000000N.
* Số 10 trong hệ thức P = 10.m chỉ là con số lấy gần đúng. Thực ra một vật có khối lượng 1kg phải có trọng lượng là 9,78N khi đặt ở xích đạo, và 9,83N khi đặt ở địa cực. Vậy trọng lượng của một vật thay đổi theo vị trí của nó trên Trái Đất, nhưng thay đổi rất ít.
Với sự giúp đở của:
? Ban giám hiệu trường THCS Độc Lập:
Lê Kim Hồng
Lê Thị Hoài Phương
Nguyễn Bình Thuận

? Chuyên viên phòng GD-ĐT Phú Nhuận:
Đặng Kính

? Tổ bộ môn Toán - Lý:
Bùi Thế Hưng
Vũ Ngọc Hà
Nguyễn Thị Thanh Tuyến
Nguyễn Thanh Liên Hương

? Hiệu chỉnh chương trình :
Hoàng Thị Kim Điền
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 27
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)