Bài 10. Hoá trị

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Ánh Dương | Ngày 23/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Hoá trị thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI LỚP HỌC HÓA CỦA CHÚNG MÌNH !!!
Hôm nay chúng mình sẽ học bài ...... ( next page )
By Ánh Dương
By Ánh Dương
- 8A1 –

Bài 10: hóa trị 
HÓA TRỊ LÀ GÌ ???
HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ
ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ???
By Ánh Dương
Bác tiến sĩ ơi, làm thế nào để chúng ta có thể biết được khả năng liên kết của các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử ạ ????
Nhìn vào hóa trị của các nguyên tố hay một nhóm nguyên tử, cháu sẽ biết được thôi !!!
By Ánh Dương
Bác ơi, vậy ta xác định hóa trị của nguyên tố hay một nhóm nguyên tử bằng cách nào ạ ???
By Ánh Dương
Thật vui khi thấy các cháu ham học, để bác tiến sĩ trả lời nhé !!! 
By Ánh Dương
Người ta gán cho H hóa trị I.
Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hidro thì nói nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu, tức lấy hóa trị của H làm đơn vị. Ví dụ:

By Ánh Dương
Hoặc người ta dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi. Hóa trị của O được xác định bằng hai đơn vị. Ví dụ:
By Ánh Dương
Từ các xác định hóa trị của nguyên tố suy ra cách xác định hóa trị của một nhóm nguyên tử. Ví dụ:
By Ánh Dương
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tó khác. Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Có những nguyên tố chỉ thể hiện 1 hóa trị nhưng cũng có một số nguyên tố thể hiện nhiều hóa trị.
Xem hóa trị của một số nguyên tố tại : 42+43/ Sgk Hóa 8.
TÓM LẠI...
By Ánh Dương
Các cháu đã hiểu chưa ?
By Ánh Dương
Chúng cháu hiểu rồi ạ !! Cảm ơn bác tiến sĩ !!!
À, bác ơi, trong sách có nhắc tới quy tắc hóa trị mà tụi cháu đọc mãi chẳng hiểu, bác giảng cho chúng cháu nhé !!!
By Ánh Dương
Để bác giảng nhé !!!
By Ánh Dương
Cho một công thức hóa học của bất kì hợp chất hai nguyên tố nào, ví dụ:
CO2
Ta thấy CO2 có dạng:
Trong đó, A và B là nguyên tố hóa học, x và y là chỉ
số nguyên tử có trong một phân tử, a và b là hóa trị.
Ta thấy:
x*a = y*b
1*IV = 2*II
Từ đây, ta rút ra quy tắc: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Quy tắc này đúng cả khi A hoặc B là một nhóm nguyên tử.
Quy tắc được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.
By Ánh Dương
Bác ơi, vậy quy tắc hóa trị được vận dụng như thế nào ạ ???
By Ánh Dương
Quy tắc hóa trị được vận dụng vào việc....
By Ánh Dương
Vận dụng
1, Tính hóa trị của một nguyên tố:
Ví dụ, tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3,
biết clo hóa trị I. Gọi hóa trị của Fe là a, ta có:
1*a = 3*I
a = III
Vậy Fe hóa trị III.
By Ánh Dương
Vận dụng
2, Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa
trị:
Ví dụ, lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi
lưu huỳnh hóa trị VI và oxi:
Viết công thức dạng chung: SxOy
Theo qui tắc hóa trị: x*VI = y*II
Chuyển thành tỉ lệ:
Công thức hóa học của hợp chất: SO3
By Ánh Dương
Giờ các cháu hãy đọc lại ghi nhớ SGK và làm bài tập để nắm vững kiến thức nhé !!!
By Ánh Dương
Vâng ạ, cháu nhớ rồi thưa bác tiến sĩ !!! Các bạn có hiểu bài không ? Nhớ nghe lời bác tiến sĩ và làm BT nhé !!! CẢM ƠN VÌ MỘT GIỜ HỌC VUI VẺ !!!
By Ánh Dương
By Ánh Dương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Ánh Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)