Bài 10. Giảm phân

Chia sẻ bởi Võ Minh Hiếu | Ngày 04/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Giảm phân thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Giảm phân
chương IV: di truyền học
I. nhiễm sắc thể và sự phân bào


GVHD: LÊ NGỌC THÔNG
LỚP : DH11SP
NHÓM : II
Sự giảm phân

Sự giảm phân là lối phân chia của tế bào sinh dục để tạo thành các giao tử có số lượng, nhiểm sắc thể giảm đi một nữa so với tế bào của cơ thể (tế bào xoma)
phân bào I và II trong đó chỉ có một lần đôi nhiễm sắc thể, để tạo thành 4 tế bào con, mỗi tế bào con này trở thành giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
Lần phân bào một: trong cả quy trình giảm nhiễm thì kỳ trước một xảy ra phức tạp nhất.

_ Kỳ Trước Một (prophase I): có thể chia làm 5 giai đoạn:


Giai đoạn sợi mỏng ( bạc ty –leptotene) : nhiễm sắc thể vẫn còn ở dạng sợi mỏng và dài. Dưới kính hiển vi điện tử nhiễm sắc thể ở dạng sợi kép do chúng đã nhân đôi ở gian kỳ (2n kép).
Giai đoạn tiếp hợp ( hiệp ty – zygotene): từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng bắt đầu ghép với nhau, theo chiều dọc. mỗi cặp có một nhiễm sắc thể nguồn gốc từ cha, một nguồn gốc từ mẹ.

Giai đoạn co ngắn ( hậu ty –pachytene) : các nhiễm sắc thể có khuynh hướng trở nên ngắn và dày hơn. Mỗi nhiễm sắc thể trong từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng gấp đôi ( gồm hai chromatid) tạo thành bó gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng gọi là tứ tử.


Giai đoạn tách đôi ( song ty – diplotene) : hai nhiễm sắc thể tương đồng tách nhau dần dần trên phần lớn chiều dài, trừ một số điểm bắt chéo( crosing-over), chính do “cơ chế” này nên có sự trao đổi các yếu tố duy truyền cho nhau giữa các giai đoạn của chromatid.
Giai đoạn xuyên động –diakinesis: các chromatic dày hơn lên, hai nhiễm sắc thể tương đồng tách nhau, có thể đếm số nhiễm sắc thể dễ dàng. Màng nhân và hạch nhân lúc này biến mất
Kỳ giữa I (metaphase I): các nhiễm sắc thể kép tập trung tại mặt phẳng xích đạo. các tâm động không tách ra.

Kỳ sau (anaphase I): từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng tách rời nhau ra đi về hai cực của tế bào.
Kỳ cuối ( telophase I): xảy ra rất nhanh. Các nhiễm sắc thể kép tập trung vể hai cực, do đó tại mỗi cực có n nhiễm sắc thể kép. Màng nhân hạch nhân lại hình thành, sau đó tế bào chất phân chia.
Tiếp theo là một thời kì cực ngắn gọi là gian kỳ (interkinesis) nhưng không có sự tổng hợp AND và các nhiễm sắc thể vẫn giữ hình dạng như kỳ cuối I).
. lần phân bào II
_ kỳ đầu II: giống như kỳ đầu nguyên phân. Đôi khi không có kỳ cuối I, tế bào này bước sang giai đoạn tiếp theo.

_kỳ giữa II: thoi vô sắc xuất hiện nằm ngang và thẳng góc với trục thoi của lần phân chia trước. các nhiễm sắc thể kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo.
_kỳ sau II: các chromatid tách đôi và trở thành nhiễm sắc thể đơn sẽ đi về một cực của tế bào.

kỳ cuối II: các nhiễm sắc thể đơn đến hai cực, màng nhân, hạch nhân tái lập tế bào phân chia hình thành tế bào con. Các tế bào này gọi là tinh tử hay noãn, có chứa n nhiễm sắc thể đơn.
Như vậy một tế bào sinh dục 2n, sau 2 lần phân chia của giảm phân tạo ra được 4 tế bào con, mỗi tế bào chỉ có n nhiễm sắc thể.

Trong sinh vật thường gặp 3 loại giảm phân là: giảm nhiễm hợp tử đặc trưng cho nhóm tảo, nấm ,động vật nguyên sinh, trong chu kỳ sống có giai đoạn đơn bội dài còn giai đoạn lưỡng bội rất ngắn ngủi.
Giảm nhiễm giao tử: xảy ra trong quá trình tạo giao tử ( tế bào trứng hay tinh trùng) của động vật đa bào giảm nhiễm bào tử đặc trưng cho đa số thực vật để tạo bào tử đơn bội và sau đólà các giao tử thể.

Giảm nhiễm bào tử: đặc trưng cho đa số thực vật để tạo bào tử đơn bội và sao đó là các giao tử thể
Ý nghĩa của quá trình giảm phân là bảo tồn về sự ổn định về số lượng nhiễm sắc thể của loài sinh vật trong sinh sản hữu tính. Ngoài ra thông qua sự tổ hợp tự nhiên của nhiễm sắc thể mà tạo nên những giao tử khác biệt về mặt di truyền và từ đó tạo nên sự đa dạng ở thế hệ sau
Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) được phục hồi. Nếu không có giảm phân thì cứ sau một lần thụ tinh bộ nhiễm sắc thể của loài lại tăng gấp đôi về số lượng.
video
– Giống nhau:
+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.
+ NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn
+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính).

Nguyên phân
Xảy ra ở tế bào sinh dục sơ khai
Gồm 1 lần phân bào và 1 lân NST tự nhân đôi
Có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp nhưng không trao đổi chéo.
Là quá trình phân bào nguyên nhiễm từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n
Là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật
Nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cơ thể


Giảm phân
Xảy ra ở tề bào sinh dục chính
Gồm 2 lần phân bào với 1 lần nst tự nhân đôi
Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo
Là quá trình phân bào nguyên nhiễm từ 1 tế bào tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n
Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật.
Giảm phân cùng với thụ tinh là phương thức truyền đạt ổn định bộ nhiễm sắc thể đặt trưng của loài qua các thế hệ cá thể.
Goodbye
Goodbye
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)