Bài 10. Giảm phân

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Đoan | Ngày 04/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Giảm phân thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

A.Quá trình giảm phân
1. Giảm phân 1
a) Kì đầu
Các NST đóng xoắn , co ngắn.
Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.
b) Kì giữa
Các NST đóng xoắn cực đại.
các NST kép trong cặp tương đồng tập trung song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào .
c) Kì sau
- Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
d) Kì cuối
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép).
2. Giảm phân 2
a) Kì đầu
- Các NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
b) Kì giữa
- NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào .
c) Kì sau
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn, phân chia về 2 cực của tế bào .
d) Kì cuối
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
B.Vai trò của giảm phân
1.Giảm phân – phương thức tạo giao tử
- Bảo đảm sự ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ nhờ sự luân phiên : giảm phân (n) – thụ tinh (2n) – giảm phân (n) – thụ tinh (2n) ….

Nếu không có giảm phân thì theo đà thu tinh qua các thế hệ bộ nhiễm sắc thể của loài sẽ tăng từ 2n – 4n – 8n ….
2.Ý nghĩa tiến hóa của giảm phân
- Giảm phân phối hợp với thụ tinh dã tạo nên đa dạng di truyền một cách có quy luật và tất yếu làm cơ sở cho chọn lọc tự nhiên .
- Sự sinh sản hữu tỉnh phôi hợp giảm phân : bảo đảm điều kiện cho sự trao đổi gen hay trong cùng một tế bào một tế bào sinh dục và thụ tinh – bảo đảm sự tái tổ hợp lại toàn bộ genôm (hệ gen ) của cá thể.
Trong sinh sản hữu tính
Trao đổi chéo
- Sự trao đổi gen qua giảm phân giữa 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng bảo đảm sự đổi mới thành phần gen trong từng nhiễm sắc thể của bố và cả của mẹ.
- Nhờ hiện tượng trao đội chéo , các giao tử được hình thành qua giảm phân mang genôm (hệ gen) khác biệt với genôm (hệ gen) của thế hệ giao tử trước đó.
- Khái quát chung số giao tử khác biệt được tạo thành sẽ bằng 2n ,ví dụ ở người n = 23 thì qua giảm phân sẽ tạo ra số lượng giao tử khác biệt nhau là 223.
Sự tái tổ hợp lại toàn bộ genôm (hệ gen) của hợp tử khi thụ tinh.
- Khi thụ tinh có sự hòa hợp genôm (hệ gen) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành một genôm (hệ gen ) chung đặc trưng cho cơ thể tương lai.
- Xảy ra một cách tự do và sự đa dạng di truyền của chúng tùy thuộc vào số giao tử tham gia tổng hợp.
- Khái quát hóa ta có số nhiễm sắc thể đơn bội là n thì số hợp tử khác biệt là n thì số giao tử khác biệt là 2n và số hợp tử đa dạng là = 2n x 2n. Ví dụ ở người số giao tử đa dạng là 223 x 223.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Đoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)