Bài 10. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Đoàn Liên | Ngày 28/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 37
Văn bản:
Tĩnh dạ tứ
-Lý Bạch-
Đọc - Tìm hiểu chung:
Đọc - Chú giải :
* Cách đọc:
Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Lí Bạch)
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Tương Như dịch)
Đọc - tìm hiểu chung:
Đọc - Chú giải :
* Cách đọc:
- Ngắt nhịp 2/3
Chú ý phép đối trong hai câu thơ cuối
Giọng đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch thể hiện tình cảm sâu lắng của tác giả.
2. Văn bản:
- Hoàn cảnh sáng tác:
Thủơ nhỏ, Lí Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ hai nhăm tuổi, ông xa quê và xa mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần nhìn thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.
- Thể thơ: bài thơ được viết theo hình thức cổ thể
Thơ cổ thể (tức thể thơ xuất hiện trước thơ Đường), mỗi câu thường gồm năm hoặc bảy chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết:
Nhan đề bài thơ:
Tĩnh dạ tứ (có bản đề là Dạ tư)
Yếu tố cuối có hai âm đọc: tư hoặc tứ
tứ (tư):
+ nghĩa thứ nhất: suy nghĩ (tư duy, suy tư)
+ nghĩa thứ hai: nhớ nhung, hoài niệm
(tương tư, tương gia)
+ nghĩa thứ ba: mạch tư duy, lối nghĩ, quan niệm
(cấu tứ, ý tứ)
2. Hai câu thơ đầu:
?Nếu thay chữ "sàng" (giường) trong bài thơ bằng chữ "án" (bàn) hoặc "đình" (sân) thì ý nghĩa câu thơ thay đổi như thế nào?
- án (bàn) hoặc đình (sân): gợi nên tư thế nhà thơ đang ngồi hoặc đứng ngắm trăng.
- Sàng (giường): gợi tâm trạng thao thức của Lý Bạch. Nhà thơ nằm trên giường nhưng trằn trọc không ngủ được hoặc có thể ngủ rồi tỉnh mà không ngủ lại được nên nhìn thấy ánh trăng đầu giường
Phiên âm:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
- Bản dịch thơ: 2 động từ: rọi, phủ ? chủ thể là ánh trăng ? người đọc nhầm tưởng hai câu thơ thuần tuý tả cảnh.
- Bản phiên âm: động từ : nghi ? chủ thể hành động là con người, ánh trăng chỉ là đối tượng để nhà thơ cảm nghĩ.
? So với bản dịch, ở nguyên tác, ý vị trữ tình của hai câu thơ sâu sắc hơn.
* Thảo luận nhóm:
Trong bài, tác giả đã lặp lại hai chữ
"minh nguyệt" (trăng sáng). Vị trí và ý nghĩa
của hai câu chữ đó ở câu thứ nhất và câu thứ
ba có hoàn toàn giống nhau không?
Câu thứ nhất:
.minh nguyệt quang:
Câu thứ ba:
.vọng minh nguyệt:
một vùng sáng, nền sáng
một điểm sáng - vầng
trăng đơn côi giữ bầu trời.
- Phép đối:
cử đê

vọng tư
hoạt động hướng ngoại hoạt động hướng nội

minh nguyệt cố hương
không gian hiện tại không gian tâm tưởng
Nghi (sương) ? cử (đầu) ? vọng (minh nguyệt)
đê (đầu) ? tư (cố hương)
III. Tổng kết:
Nghệ thuật
- Phép đối
ẩn chủ ngữ
Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên
2. Nội dung:
Lòng yêu thiên nhiên
Tình yêu quê hương thầm kín, sâu sắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Đoàn Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)