Bài 10. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)

Chia sẻ bởi Hoàng Hữu Dũng | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
( Tĩnh dạ tứ -Lí Bạch)
Tuần 10. Tiết: 37.
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
( Tĩnh dạ tứ -Lí Bạch)
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả:
- Lí bạch (701-762).Hiệu: Thanh liêm cư sĩ. Sinh ở: Thanh liêm- huyện Chương Minh – Miên Châu(nay là tỉnh Tứ Xuyên- Trung Quốc)
- Quê: Thành Kỷ - Lũng Tây – Cam Túc)
? Nêu vài nét về tác giả?
2. Văn bản.
Hướng dẫn đọc: giọng chậm buồn, tình cảm, nhịp 2/3
Phiên âm:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch nghĩa:
Ánh trăng sáng đầu giường,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê cũ.
Dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Tương Như dịch
? Nêu xuất sứ?
- Trích : Thơ Đường tập II- NXBVH, Hà Nội 1987
? Bài thơ thuộc PTBĐ, KVB? TL? thể thơ gì?
- PTBĐ,KVB: Biểu cảm
+TL: Thể thơ: - Ngũ ngôn cổ thể: (thể thơ trước thời Đường.)
2. Văn bản.
? So sánh với những bài thơ đã học có gì khác về cấu trúc niêm, luật?
Phiên âm:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
=> Tuân thủ niêm luật.
=> Không tuân thủ niêm luật.=> Thể thơ : Cổ thể
Thể thơ : Cổ thể:
- Mới đọc tưởng đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nhưng không phải, Lý Bạch đã không phối hợp thanh điệu trong mỗi câu thơ. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, 1 thể thơ trong đó mỗi cặp câu thường có 5 hoặc 7 chữ song không bị những qui tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tình và cảnh trong bài thơ.
“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”
? Hai câu thơ đầu tập trung tả cảnh gì?
- Cảnh ánh trăng sáng
? Trăng được gợi tả như thế nào trong hai câu thơ đó?
+ Minh Nguyệt Quang = ánh trăng sáng
+ Địa thượng Sương = Sương trên mặt đất
? Lời thơ này gợi ra một vẻ đẹp như thế nào của đêm trăng?
- Ánh trăng sáng khác nào sương trên mặt đất.
- Cảnh đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.
- Cảnh đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.
? Ở hai câu thơ này, theo em có phải chỉ tập trung tả cảnh trăng không? Vậy ngoài tả cảnh trăng hai câu thơ còn thể hiện điều gì?
“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”
- Không.
- Còn bộc bạch tâm trạng của con người.
? Chi tiết, từ nào khiến em khẳng định điều đó? Hãy diễn tả?
- Từ "Sàng" ( Giường)
- Thấy ánh trăng trên đầu giường, nghĩa là nhà thơ đang nằm trên giường chứ không phải đang ngồi đọc sách, hay đứng giữa sân ngắm trăng. Nằm thao thức không ngủ được thấy trăng chiếu tưởng trời sáng.
? Nếu như bây giờ ta thay từ "Sàng" bằng một từ khác như "Trác" (Bàn) "Đình" (Sân) thì ý tứ câu thơ có thay đổi không? Và thay đổi như thế nào?
- Thay đổi hoàn toàn:
+ Bàn có thể đang ngồi đọc sách ngắm trăng.
+ Đình (sân) - chủ động ngắm trăng.
+ Còn đây là không ngủ được nên ngắm trăng
? Qua đó thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tình và cảnh trong bài thơ.
- Tâm trạng khắc khoải, dáng hình trăn trở, thao thức của kẻ ly hương, nhớ đất, nhớ người.
- Cảnh đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.
2. Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
? Ở hai câu thơ cuối, tác giả tập trung miêu tả cảnh gì? Hành động nào đáng chú ý?
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
- Hành động của nhà thơ.
- Cử: (cất lên, nâng lên), vọng: (trông xa), đê: (cúi xuống).
? Hãy phân tích cặp từ "Ngẩng đầu, cúi đầu" thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
- Ngẩng đầu: xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều đặt ra ở hai câu thơ đầu. ánh mắt của Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời để thấy cả vầng trăng, nhưng khi thấy vầng trăng đơn côi lạnh lẽo thì lập tức:
Cúi đầu: Nỗi nhớ tràn ngập trong tim, khắc khoải trong lòng.
? Tại sao tác giả dùng từ “cử” mà không dùng từ “khán”(nhìn từ xa)?
- Không liên kết được với ý thơ ở 2 câu đầu.
? Tại sao từ vầng trăng, sương mà gợi nhớ đến quê hương?
- Thủa nhỏ, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi quê nhà để ngắm trăng, lớn lên đi xa cứ nhìn trăng ông lại nhớ đến quê nhà.
? Ở hai câu thơ này tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của nó?
Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.
- Phép đôi: Cử đầu / Đê đầu
Vọng minh nguyệt / tư cố hương.
- Ngẩng đầu: hướng ra ngoại cảnh nhìn trăng.
- Cúi đầu: hướng nội, trữu nặng tâm tư.
- Một loạt các động từ: Cử, vọng, đê, tư,
( ngẩng, nhìn, cúi, nhớ)
- Liên kết chặt chẽ nhau, vừa tả cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng nhà thơ, thật hài hoà, đậm nét.
? Tìm mạch cảm xúc của bài thơ?
- Nhớ quê - không ngủ
- Thao thức nhìn trăng "không ngủ" nhớ quê.
? Hai câu cuối thể hiện tình cảm gì của nhà thơ.
- Tình quê sâu nặng
2. Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
? Đọc bài thơ em cảm nhận được tình cảm sâu sắc nào của nhà thơ.
- Yêu thiên nhiên
- Nặng lòng với quê hương
- Cuộc đời phiêu bạt, thiếu quê hương.
III. Tổng kết
? Qua phân tích, tìm hiểu, hãy nêu hiểu biết của em về nội dung, nghệ thuật văn bản?
- Nghệ thuật: Hình ảnh thơ gần gũi ngôn ngữ tự nhiên mà tinh luyện. Sử dụng biện pháp đối ở câu ba, bốn.
- Nội dung: Nỗi lòng đối với quê da diết, sâu nặng trong tâm hồn tình cảm của người xa quê.
Mộ Lí Bạch ở Thanh Sơn huyện Đương Đồ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hữu Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)