Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

Chia sẻ bởi Trần Thiện Quỳnh Như | Ngày 24/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CẤP I-II THUẬN NGHĨA HÒA
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN THẠNH HÓA
Người soạn: NGUYỄN TRUNG QUANG
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN (lớp 8)
Phần I
THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
(tiếp theo)
XI. CHÂU Á
Bài 1 : VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á.
I. Vị trí địa lí và kích thước của Châu Á:
Hoạt động theo từng cặp:(Dựa vào lược đồ Châu Á).
- Cho biết điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền Châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?
-Châu Á là một bộ phận của lục địa nào?
-Xác định vị trí Châu Á trên lược đồ.
- Dựa vào SGK cho biết diện tích của Châu Á là bao nhiêu? So sánh với diện tích một số châu lục đã học và cho nhận xét?
Điểm cực Đông; Mũi Điêgiôn-ép: 169o40’T
Điểm cực Bắc Mũi Sê-li-u-Xkin: 77o 44’B
Điểm cực Nam Mũi Pi-ai :1o10’B.
Điểm cực Tây 26o10’Đ
-Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo)nằm trải dài (phần đất liền)từ vĩ độ 77044’B đến 1o10’B.
-Cho biết và xác định trên lược đồ tự nhiên Châu Á, các phía Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?
+Đông giáp Thái Bình Dương.
+ Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Nam giáp Ấn Độ Dương.
+Tây giáp Châu Âu, Phi, Địa Trung Hải.
- Nơi rộng nhất theo chiều đông-tây, bắc-nam dài bao nhiêu km?
Nơi rộng nhất theo chiều đông, tây:9200 km, theo chiều bắc nam : 8500km.
-Điều đó nói lên đặc điểm gì về diện tích lãnh thổ của Châu Á?
Diện tích Châu Á chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất….
Những đặc điểm của vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ Châu Á có ý nghĩa sâu sắc, làm phân hoá khí hậu,cảnh quan tự nhiên đa dạng và đặc điểm địa hình châu Á...
II. Đặc điểm địa hình và khoáng sản:
1. Đặc điểm địa hình:
Đọc thuật ngữ sơn nguyên
Sơn nguyên là những khu vực đồi núi rộng lớn, có bề mặt tương đồi bằng phẳng. Các sơn nguyên được hình thành trên các vùng nền cổ hoạt các khu vực núi già (thuộc đới uốn nếp cổ sinh) bị quá trình bào mòn lâu dài. Các sơn nguyên có độ cao thay đổi : 400-500 m như sơn nguyên Đêcan, A-rap, Trung Xi – bia:1500-2000m như sơn nguyên Bra-xin hoạt 4000 – 4500m như sơn nguyên Tây Tạng, Pa-mia. Trong nhiều tài liệu, người ta sử dụng thuật ngữ này đồng nghĩa với thuật ngữ cac nguyên.
- Dựa vào hình 1.2 hãy:
Tìm đọc các dãy núi chính? Phân bố?
Tìm đọc tên các đồng bằng lớn? Phân bố?
Tìm đọc các sơn nguyên chính? Phân bố?
-Cho biết các sông chính chảy trên các đồng bằng đó.
-Xác định hướng chính của các dãy núi? Nhận xét sự phân bố các núi, cao nguyên, trên bề mặt lãnh thổ?
Nhiều hệ thống núi và cao nguyên cao đồ sộ nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa, theo hướng chính Đ-T và B-N.
-Cho biết đặc điểm đồng bằng, phân bố chủ yếu ở đâu?
Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.
HĐ nhóm ( theo từng cặp)
-Hướng núi ảnh hưởng đến bề mặt địa hình như thế nào?
Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẻ nhau,làm cho địa hình chia cắt phức tạp.
-Phân tích sơ lược tính chất chia cắt bề mặt địa hình Châu Á.
Đồng bằng rộng lớn cạnh hệ thống núi cao, đồ sộ. các bồn địa thấp xen vào giữa các vùng núi và sơn nguyên cao…
Xem ảnh Ê-vơ-ret, trên dãy Hy-ma-lay-a.
2. Đặc điểm khoáng sản:
Dựa vào hình 1.2 cho biết:
-Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
-Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
Tây Nam Á, Đông Nam Á.
-Hãy nhận xét về đặc điểm khoáng sản Châu Á?
-Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú quan trọng nhất là: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và kim loại màu.
BÀI TẬP
Câu 1. Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?
Câu 2. Hãy chọn các câu có đặc điểm chính của địa hình Châu Á.
a. Châu Á chỉ có núi, cao nguyên.
b. Các dãy núi của châu Á nằm theo hướng Đ-T.
c. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và đồng bằng rộng lớn nhất thế giới.
d. Các núi và sơn nguyên phân bố ở rìa lục địa.
e. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính Đ-T và B-N và nhiều đồng bằng xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
f. Núi và sơn nguyên phân bố ở trung tâm lục địa.
Câu 3. Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ và khí đốt ở Châu Á là:
a. Đông và Bắc Á.
b. Nam Á
c. Trung Á.
d. Đông Nam Á. Tây Nam Á.
Câu 4/ Xác định trên bản đồ dãy núi chính.cao nguyên lớn.
-Tìm hiểu vị trí, địa hình Châu Á ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào?
-Khí hậu Châu Á phân hoá như thế nào? giải thích.
-Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Y-an-gun, E-ri-at, U-lan-ba-to
-Làm bài tập 3 trang 6 và trong tập bản đồ.
Bài Tập Về Nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thiện Quỳnh Như
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)