Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

Chia sẻ bởi bùi thị ly ly | Ngày 24/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô và các bạn cùng đến với phần thuyết trình của nhóm 2
SINH HỌC 7
Thực hiện: Tổ 2
Bài 61- 62:
Tìm Hiểu Chung Về 1 Số Động Vật Có Tầm Quan Trọng Trong Kinh Tế Ở Địa Phương
Cám loại 1
Khô dầu đỗ tương
I/Tìm hiểu chung về loài động vật cần nghiên cứu: Thỏ
-Thỏ không phụ thuộc vào điều kiện sống bên ngoài nên được gọi là động vật hằng nhiệt.
-Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.
-Thỏ có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, các bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi.
-Thỏ ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm.
-Hoạt động về chiều hoặc ban đêm.
-Hình thức sinh sản của thỏ là thụ tinh trong.
-Đẻ con có nhau thai(thai sinh). Nuôi con bằng sữa mẹ.
2) Cấu tạo ngoài và cách di chuyển:
1)Đời sống:

a) Cấu tạo ngoài:
-Bộ lông mao dày xốp.
-Chi trước ngắn, chi sau khỏe.
-Mũi thính, lông xúc giác có cảm giác cao và nhạy.
-Tai thính,vành tai lớn, dài cử động được theo các phía.
b) Di chuyển:
-Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả 2 chân sau.
* Một số hình ảnh về thỏ
II/Tìm hiểu khái quát về địa điểm chăn nuôi:
Đố các bạn biết đây là nơi nào?
Đây là nơi nổi tiếng với Đảo Ngọc Xanh
Đây là vị trí của tỉnh thành đó
Đây là làn điệu dân ca rất nổi tiếng ở tỉnh đó
Đây là lễ hội diễn ra vào tháng 3 âm lịch
Đây là tỉnh Phú Thọ
1)Điều kiện tự nhiên:
-Phú Thọ là tỉnh miền núi trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu.
-Phú Thọ sở hữu 3 con sông lớn, đó là: sông Hồng, sông Lô, sông Đà.
2)Nơi chăn nuôi:
-Giống thỏ được nhập chủ yếu từ Newzealand.
-Hiện nay ở Phú Thọ, nơi chăn nuôi thỏ nhiều nhất là xã Tứ Xã và xã Vĩnh Lại.
III/Cách chăn nuôi:
1)Cách làm chuồng trại:
a)Điều kiện:

-Nên xây một nơi để đặt các lồng thỏ vào có thể gọi là nhà
hoặc trại.
-Thỏ không chịu được nhiệt độ cao, do đó nên có lớp cách
nhiệt ở phía trần nhà hoặc trại.
-Phải thiết kế hệ thống thoát nước thải và phân của thỏ.
-Chỗ ở của thỏ phải luôn thông thoáng, sạch sẽ.
b)Vật liệu:

-Vật liệu tốt nhất đề làm chuồng nuôi thỏ là bằng sắt hoặc kẽm (đã được phủ 1 lớp sơn), thiết kế như hình hộp chữ nhật.
-Không để chuồng thỏ ở dưới sàn (vì sẽ khó vệ sinh) mà phải kê lên, cách mặt đất trung bình 0,7-0,8m.
c)Cách làm:
-Thiết kế cửa nằm trên để khi muốn bắt thỏ sẽ chủ động hơn không sợ thỏ nhảy ra ngoài. Nếu có thể hãy thiết kế chuồng thỏ nhiều hơn một tầng để gia tăng số lượng và đỡ lãng phí diện tích, chỉ cần đảm bảo ở mỗi tầng đều có dụng cụ vệ sinh và không ảnh hưởng đến những tầng ở dưới.
-Đáy chuồng là nơi cực kỳ quan trọng, phải có lỗ để thoát phân, nước giải của thỏ, dễ dàng vệ sinh để tránh gây ra mầm bệnh cho thỏ. Lỗ lưới nên có kích thước phù hợp là 0,125×0,125m.
-Đối với mỗi loại thỏ khác nhau hay mục đích nuôi khác nhau, thì kích thước và đặc điểm chuồng cũng phải khác nhau để tối ưu năng suất và hiệu quả kinh tế.
2)Cách chăm sóc:
a)Thức ăn:
-Thỏ phải được cho uống nhiều nước và ăn nhiều cỏ khô hàng ngày. Mỗi ngày nên cho ăn từ 3-4 lần.
-Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế... rất tốt cho thỏ.
-Cà rốt và trái cây thì nên cho ít hơn vì trong chúng có hàm lượng đường rất cao.
  -Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh.
-Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên, việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú.
-Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kém với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày.
b)Phòng bệnh cho vật nuôi:
-Một số bệnh thường gặp ở thỏ:
+Bệnh trướng hơi đầy bụng
+Bệnh đau bụng ỉa chảy
+Bệnh cầu trùng…
-Một số cách phòng bệnh như:
+Tiêm vắc-xin
+Bảo vệ môi trường xung quanh nơi ở của thỏ
+Thức ăn và nước uống phải đảm bảo vệ sinh
IV/Gía trị kinh tế:
-Có giá trị kinh tế về mặt thực phẩm như: thịt thỏ…
-Có giá trị kinh tế về mặt dược liệu như: làm thuốc…
-Thỏ có thể làm vật nuôi thân thiện trong gia đình.
-Ngoài ra, thỏ còn là vật thí nghiệm trong sinh học.
Cảm ơn thầy cùng các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của nhóm 2

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: bùi thị ly ly
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)