Bài 1. Thông tin và tin học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dự | Ngày 02/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Thông tin và tin học thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:


CÙNG NGHIÊN CỨU BỘ MÔN TIN HỌC
MỘT MÔN HỌC BỔ ÍCH VÀ ĐẦY THÚ VỊ
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP THÀMH CÔNG
CHƯƠNG I:
LÀM QUEN VỚI TIN HỌC
VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1:
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
1- Thông tin là gì?
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự việc, sự kiện…) và về chính con người.
2- Hoạt động thông tin của con người:
-Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
* Mô hình quá trình xử lý thông tin
Xử lý
Thông tin vào
Thông tin ra
3- Hoạt động thông tin và tin học:
- Một trong các nhiệm vụ của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động hoá nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
* Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1- Thông tin là gì?
2- Ngoài các thông tin có thể tiếp nhận được bằng tai, bằng mắt con người có thể thu nhận thông tin được bằng các giác quan khác. Em thử tìm vài ví dụ minh hoạ?
3- Tin học có nhiệm vụ gì?
Chúng ta đã hoàn thành xong nội dung kiến thức của bài 1- Các em tạm thời giải lao tại chỗ 5’ để chuẩn bị vào tiết 2.
Bài 2
THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
1- Các dạng thông tin cơ bản:
* Có 3 dạng:
Dạng văn bản
Dạng hình ảnh
- Dạng âm thanh
2- Biểu diễn thông tin
* Biểu diễn thông tin:
- Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
* Vai trò của biểu diễn thông tin:
- Quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
3- Biểu diễn thông tin trong máy tính:
- Đối với máy tính thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bít (dãy nhị phân) bao gồm 2 kí hiệu 0 và 1 (tương ứng với hai trạng thái có tín hiệu hay không có tín hiệu).
-----------------------------------------------------------------------
KHÁI NIỆM VỀ TIN HỌC
???????
1.TIN HỌC LÀ GÌ:
- Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu quá trình lưu trữ và xử lí thông tin tự động nhanh, chính xác thông qua máy tính điện tử.
* Tin học có 2 phần:
- Phần cứng: Là toàn bộ thiết bị vật lí, kỹ thuật của máy tính điện tử.
- Phần mềm : là các chương trình có chức năng điều khiển khai thác phần cứng để thực hiện các yêu cầu nào đó của người sử dụng.
2- Những ứng dụng của tin học
Giải các bài toán khoa học kỹ thuật - Hỗ trợ việc quản lý
- Tự động hoá và điều khiển (tàu vũ trụ con thoi) - Truyền thông.
Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng.
Trí tuệ nhân tạo (như người máy ASIMO)
- Giáo dục - Y tế - Giải trí…
II.CẤU TẠO PHẦN CỨNG CỦA MÁY TÍNH:


Bộ nhớ ngoài
Thiết bị ra Ouput
Thiết bị vào input
Sơ đồ cấu trúc phần cứng của máy tính: Bộ nhớ ngoài
III - SƠ ĐỒ BÀN PHÍM:

* Bàn phím (Key Board): dùng để nhập thông tin vào máy tính bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm kí tự gồm:
+ 26 chữ cái từ A đến Z
+ Các kí tự đặc biệt: #, $, @, &...
+ Phím kí tự trắng (Space Bar) dùng trong dấu cách.
- Nhóm phím chức năng:
+ Nhóm Shift: thường dùng kết hợp với các phím khác tuỳ thuộc phần mềm.
+ Phím Caps lock trên bàn phím: làm đèn Caps lock sáng hay tắt. Khi phím Caps lock tắt: gõ kí tự thường nếu không dùng Shift . Khi phím Caps lock s�ng : gõ kí tự in hoa.
Ví du:
Đèn Caps lock tắt thì khi gõ Shift kết hợp vơi phím kí tự tương ứng thì sẽ thành chữ in: khi gõ Shift + a --> A.
Nhóm phím di chuyển con trỏ:
+ Di chuyển con trỏ qua phải, qua trái 1 kí tự hoặc lên xuống một dòng.
+ Phím Tab: di chuyển con trỏ (dấu chèn văn bản) đi một số kí tự mặc định là 8 kí tự
+ Phím Home, End: Đưa con trỏ về đầu dòng, cuối dòng.
+ Nhóm phím Page Up, Page down: lên, xuống một trang màn hình.
- Nhóm phím xoá:
+ Delete: Xoá kí tự bên phải dấu chèn
+ Back space: Xoá kí tự bên trái dấu chèn.
- Nhóm phím số: Từ 0 đến 9 (Dãy phím số bên phải thực thi khi đèn Num Lock sáng do phím Num Lock quản).
- Nhóm phím hỗ trợ: F1 đến F12
- Nhóm phím toán: +, -, *, / (cộng, trừ, nhân, chia).
- Phím Enter: Xuống dòng đoạn văn bản, kết thúc dòng lệnh.
- Phím ESC: Huỷ bỏ dòng lệnh định thực hiện.
* CÁCH GÕ TIẾNG VIỆT KIỂU TELEX
* Cách gõ dấu tiếng Việt: gõ xong các chữ cái rồi gõ dấu.
- Ví dụ: Coongj -> Cộng; hoaf -> hoà
Máy tính chỉ biết có điện hoặc không có điện (Hệ nhị phân). Qui ước có điện là 1 không có điện là 0 gọi là Bit.
- Bit: là đơn vị lưu trữ thông tin không thể chia nhỏ được nữa , có thể là 0 hoặc 1.
- Byte: Để biểu diễn ngôn ngữ thường bằng ngôn ngữ máy người ta dùng đơn vị Byte, mỗi Byte là một tập hợp gồm 8 Bit (có thể 1 hoặc 0) liên tiếp nhau, mỗi Byte biểu diễn một kí tự:
Ví dụ:
Ký tự A là 1 Byte gồm 01000001
Kí tự a là1 Byte gồm 01100001
Kí tự B là một Byte gồm 01000010
Bội số của Byte:
1KB (KilôByte) = 210Byte = 1024 MB (Byte)
1MB (MêgaByte) = 210KB = 220Byte = 1.048.576 MB.
1GB (GigaByte) = 210MB = 230Byte = 1.073.741.824Byte
Đĩa mềm: 1.44MB có 1.509.949Byte.
***************
IV. CÁCH LƯU TRỮ THÔNG TIN:
V- CÁCH THOÁT KHỎI HỆ ĐIỀU HÀNH
Nháy chuột lên nút Start (góc trái màn hình)
- Chọn Turn Off hoặc Shut dow.
Chọn Stand By: Để tắt máy tạm thời
Chọn Turn Off : Để tắt máy
Chọn Restart : Để nạp lại hệ điều hành.
Bài tập 1:
BÀI TẬP LÀM QUEN BÀN PHÍM

*Hãy ngồi ngay ngắn dùng các ngón tay thích hợp và đánh văn bản sau:

QUI DINH LOP HOC
---------****----------
I. HOC LY THUYET
1) Di hoc dung gio
2) Tap trung nghe giang bai
3) Khong lam VIEC RIENG
II. THUC HANH
$. Ngoi dung vi tri may cua minh
@. Dung hai tay bo 2 ben ban phim de danh
&. Danh NHE TAY vi ban phim lam bang nhua va IC!
#. Khi het gio khong duoc tat may?
III. CACH DANH TENG VIET CO DAU:
aa ----> â ee - - - > ê oo ---> ô
dd ----> đ aw ----> ă uw ---> ư ow ----> ơ
Dấu sắc ta đánh phím s ; Dấu huyền ta đánh phím f ;
Dấu hỏi ta đánh phím r; Dấu ngã ta đánh phím x ;
Dấu nặng ta đánh phím j ; Xoá dấu ta đánh phím z.
CHÀO TẠM BIỆT CÁC EM, HẸN GẶP LẠI
Ở TIẾT HỌC SAU

Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Dự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dự
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)