Bài 1. Thông tin và tin học

Chia sẻ bởi Bùi Thị Minh Nghĩa | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Thông tin và tin học thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:



CHƯƠNG I : LÀM QUEN VỚI TIN HỌC
VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

Bài 1 : THÔNG TIN VÀ TIN HỌC ( Tiết 1)

I/ MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
+ Có hình dung ban đầu về khái niệm thông tin.
+ Liệt kê các hoạt động thông tin, đánh giá vai trò của các hoạt động đó.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Soạn giáo án + giáo án điện tử + giáo trình + chuẩn bị máy tính cho HS .
- HS : Giáo trình .
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Oån định :
2/ KTBC :
3/ Bài mới : (Giới thiệu bài: Hằng ngày, trên ti vi, sách báo, các em được nghe nói đến rất nhiều những cụm từ như xã hội thông tin, xa lộ thông tin, bùng nổ thông tin... Các em cũng được chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và thừa hưởng biết bao thành tựu mà nó đem lại. Vậy thông tin và tin học là gì, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trong bài đầu tiên này)
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG

1. Hoạt động 1: Thông tin là gì?
Hằng ngày các em tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:
- GV: Tiếng trống trường cho em biết điều gì?
- HS: Giờ ra chơi hay vào lớp. - GV: Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết điều gì?
- HS: Cho em biết về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới
-> Tất cả những kiến thức tin tức hay kết quả… mà con người biết được như trên gọi chung là thông tin?
Vậy, em nào có thể chỉ ra khái niệm thông tin là gì?
-HS: Trả lời theo ý hiểu của mình.
- GV: Chốt lại.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người
- Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét về các hoạt động thông tin của con người.
- GV: Khi nghe bản tin dự báo thời tiết cho em biết điều gì?
- HS: Cho em biết được thông tin về tình hình thời tiết (nắng/ mưa, nhiệt độ cao/ thấp).
- GV: Tín hiệu đèn xanh đèn đỏ cho em biết điều gì?
- HS: Cho em biết khi nào có thể qua đường.
- GV: Các em đã làm như thế nào để có thể tiếp nhận được thông tin trên?
- HS; Em dùng tai để nghe và mắt để nhìn.
- GV: Các em nghe thấy, nhìn thấy các thông tin đó chính là các em đã tiếp nhận thông tin. Vậy các em có nhắc lại được các thông tin các em tiếp nhận được cho các bạn khác cùng nghe không?
- HS: Khẳng định nhắc lại được.
-> Như vậy sau khi tiếp nhận, các em đã ghi nhớ (lưu trữ) được và truyền lại hay trao đổi với các bạn khác các thông tin đó.
- GV: Trước khi đi học, biết trời có mưa em phải làm gì?
- HS: Mang theo áo mưa đi học.
Như vậy chúng ta đã có những cách phản ứng, ứng xử khác nhau khi tiếp nhận những thông tin đó, hoạt động này được gọi là xử lý thông tin.
- GV: Trong các hoạt động trên, theo em hoạt động nào là quan trọng nhất trong việc mang lại hiểu biết cho con người? Vì sao?
- HS: Quá trình xử lý thông tin là quan trọng nhất.
- GV: Khẳng định câu trả lời của HS là đúng, vì nếu chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin mà không có bất kì phản ứng, ứng xử nào thì việc tiếp nhận thông tin trở nên vô nghĩa. Cũng như việc các em đi học mà không chép bài, không nhớ bài và không vận dụng bài vậy.
Vì thế khi thông tin được tiếp nhận (thông tin vào), chúng ta có thể xử lí, kết quả của việc xử lí đó là một thông tin mới được gọi là thông tin ra. Đây chính là mô hình của quá trình xử lý thông tin.
- Những hoạt động này diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta và là một nhu cầu tất yếu của con người.
1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện và về chính con người.)






2. Hoạt động thông tin của con người
-Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.













- Thông tin trước xử lí được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Minh Nghĩa
Dung lượng: 15,70KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)