Bài 1: Thông tin và tin học

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hưởng | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 1: Thông tin và tin học thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Bài:1 - Tiết: 1+ 2
Tuần dạy: 1
Ngày dạy: 20/08/2013
CHƯƠNG I
LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ





1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức
- HS biết:
+ Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu.
+ Biết các dạng cơ bản của thông tin.
+ Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người và tin học là ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin.
- HS hiểu: Khái niệm ban đầu về thông tin và nhiệm vụ chính của tin học.
1.2 Kĩ năng:
- Nhận biết được lợi ích của máy tính điện tử trong hoạt động thông tin của con người
- Nhận biết được nhiệm vụ chính của tin học.
1.3 Thái độ:
- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
2. TRỌNG TÂM:
- Thông tin là gì?
- Hoạt động thông tin của con người.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Tranh ảnh, hình vẽ và các tình huống liên quan đến thông tin.
3.2 Học sinh: SGK, xem trrước bài ở nhà
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2 Kiểm tra miệng: GV giới thiệu chương trình
4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

 * Hoạt động 1: Giới thiệu
GV: Hãy cho biết làm cách nào các em biết được buổi tập trung đầu tiên vào năm học mới?
* HS trả lời: Nghe thông tin từ loa phát thanh của Thị Trấn, qua bạn bè nói…
GV: Làm sao biết được mình học ở lớp nào? Phòng nào? xuất sáng hay xuất chiều?
* HS trả lời: Xem thông báo của trường.
GV: Làm thế nào biết được buổi nào học những môn gì?
* HS trả lời: Dựa vào thời khoá biểu để biết
* GV: Tất cả những điều các em nghe, nhìn thấy, đọc được đều là thông tin, còn việc các em chuẩn bị và thực hiện công việc đó, chính là quá trình xử lí thông tin. Khi các em thực hiện xong công việc đó cho ra kết quả, thì kết quả đó chính lại là thông tin mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin là gì?
GV: Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:
* HS tham khảo ví dụ trong sách GK và thực tế
- Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết thêm được điều gì?.
* HS trả lời
* GV: Hướng dẫn và cho thêm các ví dụ về thông tin
Từ các ví dụ trên em hãy cho một ví dụ về thông tin?
* HS tìm hiểu thông tin thực tế và trả lời.
*GV: Đọc sách, báo, nghe đài, xem ti vi… để nhận biết được thông tin trên khắp thế giới và biết được nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, thời sự, giáo dục, y tế, khoa học, giá cả thị trường…
?vâỵ em có thể kết luận thông tin là gì?
* HS: Trả lời
?Đi đến ngã ba, ngã tư ta nhìn thấy tín hiệu đèn giao thông, em hiểu được những qui định gì?
* HS: Trả lời
*GV: Tín hiệu đèn màu vàng đi chậm lại và chuẩn bị dừng, đèn màu đỏ dừng lại, đèn màu xanh được phép đi.
?Hãy tìm hiểu ví dụ về thông tin mà hằng ngày em thường gặp phải?
* HS: Dựa vào thực tế để tìm ví dụ các thông tin.
*GV: Chiếu các tình huống về thông tin.
* HS: Quan sát.
















1. THÔNG TIN LÀ GÌ?


Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người
Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào?
* Học sinh phát biểu.
* Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào, còn thông tin nhận được sau xử lí đựơc gọi là thông tin ra
Mô hình quá trình xử lí thông tin
GV: Gọi HS đặt ra tình huống
*GV: Đưa ra tình huống về dự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hưởng
Dung lượng: 108,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)