Bài 1. Mẹ tôi
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Chi |
Ngày 28/04/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Mẹ tôi thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Bài 2
MẸ TÔI
(Et-môn-đô Đơ A-mi-xi)
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả-tác phẩm
a/ Tác giả 11
31-10-1846 / 12-3-1908
Et-môn-đô Đơ A-mi-xi (Edmondo De Amicis) là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước Ý
Chưa đầy 20 tuổi, Đơ A-mi-xi đã là sĩ quan quân đội chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất của đất nước.
Hai năm sau chiến tranh kết thúc, ông rời quân ngũ di du lịch tới nhiều nước như Hà Lan, Tây Ban Nha, Ma-rốc, Pháp, v.v…
Năm 1891 A-mi-xi gia nhập đảng Xã hội Ý chiến đấu cho công bằng xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân lao động.
Cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương đối với Đơ A-mi-xi chỉ là một. Độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
à người theo chủ nghĩa Mác ngày càng đông: trên đảo Xixilia nông dân tổ chức những hiệp hội, và từ năm 1893 đã bắt đầu nổi dậy. Không sống bàng quan, ngay năm 189l De Amlcis đã tham gia Đảng xã hội Ý là thành viên của Đệ nhị Quốc tế, và từđấy đấu tranh không ngừng cho công bằng xã hội, cho đời sống của người nghèo khổ và dân lao động; văn nhân biến thành chiến sĩ, diễn thuyết khắp nơi, rất nhiệt thành về các vấn đề xã hội; sau thu nhập những diễn văn ấy xuất bản thành tập Vấn đề xã hội (Questione sociate, l894). Đảng mình bị khủng bố dữ, De Amicis vẫn chiến đấu không ngừng. Những cuộc nổi dậy của quần chúng nghèo khổ và những đợt đàn áp của chính quyền tư sản đều được lấy làm đề tài cho luận văn chính trị Nội chiến (LotteCivili, l901).
b/ Tác phẩm
Những tấm lòng cao cả
hay Tâm hồn cao thượng
là một cuốn tiểu thuyết viết
về trẻ em
Một cậu bé người Ý, Enricô Bôttini, 11t hàng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghĩ của cậu thành một cuốn nhật ký. Chú bé ghi lại những truyện đã đọc, những lá thư của bố mẹ, những câu chuyện về thầy cô giáo, bạn bè, những con người bất hạnh..
Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enricô, là bố, mẹ Enricô, cùng bố mẹ các bạn; mỗi người một vẻ, có một đặc điểm nhất định về mặt thể chất hay tinh thần, nhất là các bạn của EnrIcô. Đây là 1 một tác phẩm ko phải phản ánh nền giáo dục ở nước Ý cuối thế kỷ XIX, mà là một tác phẩm mượn hình tượng nghệ thuật để trình bày những điều suy nghĩ về đức tục ở nhà trường và gia đình, mà tác giả mang trong óc như một lý tưởng, và trong long như một hoài bão. Trong các trang nhật ký của mình, Enricô không phải chỉ ghi những việc mà ở trường có vai trò của cô giáo, thầy giáo, mà còn chép cả những việc ở nhà có vai trò của bố mẹ mình, lại cũng không bỏ qua một số việc xảy ra ngoài phố với sự tham gia đường người ngoài. Rõ ràng De Amicis quan niệm rất đúng rằng muốn dạy đạo đức cho trẻ, phải có ba mặt giáo dục tốt: của nhà trường, của gia đình và của xã hội.
- Văn bản “ Mẹ tôi” trích trong tập truyện “Những tấm lòng cao cả”
- Thể loại ( Mẹ tôi): Văn bản nhật dụng, được thể hiện dưới hình thức 1 lá thư.
Đại ý
Là trang nhật ký được En-ri-co ghi lại vào thứ 5 ngày 10 tháng 11, kể về nội dung lá thư của người cha viết, khi cậu bé mắc lỗi với người mẹ yêu quý của mình.
Bố cục
+ Phần 1: từ đầu đọc thư tôi rất xúc động
+ Phần 2: nội dung lá thư người bố viết cho En-ri-cô
II. Tìm hiểu chi tiết
Lời tự bạch của đứa con
Sáng nay cô giáo Đencati lại chơi, cha tôi nhận thấy tôi đã nói một câu vô lễ với mẹ tôi. Vì thế cha tôi răn tôi bằng lá thơ sau này, đọc rất cảm động.
- Nêu nguyên nhân người bố viết thư: Con vô lễ với mẹ cha tôi răn tôi bằng lá thư.
- Tác dụng tới đứa con: đọc rất cảm động.
2. Nội dung bức thư
"Trước mặt cô giáo của em, con đã thiếu lễ độ với mẹ! Việc như thế không bao giờ con được phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ tới mẹ con, cách đây mấy năm, đã phải thức suốt đêm, cuối mình trên chiếc nôi của con, trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thế mất con đi!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
Hãy nghĩ xem En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!
Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con? Nghệ thuật sử dụng?
Trước sự vô lễ của En-ri-cô, người cha đã khuyên nhủ con thế nào?
“ Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố , mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con
Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đá lại cái hôn của con được.”
Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con? Nghệ thuật sử dụng?
a.Thái độ của người bố đối với sự việc hỗn láo của đứa con
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
- Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?
- Việc như thế không bao giờ con được phạm nữa.
- bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
- Thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ
- bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được
Trước lỗi lầm của En-ri-co, người cha ngỡ ngàng, buồn bã, đau xót và rất tức giận
Nghệ thuật so sánh đau đớn tột cùng
? tu từ ngỡ ngàng
Câu phủ định thái độ kiên quyết
2. Nội dung bức thư
"Trước mặt cô giáo của em, con đã thiếu lễ độ với mẹ! Việc như thế không bao giờ con được phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ tới mẹ con, cách đây mấy năm, đã phải thức suốt đêm, cuối mình trên chiếc nôi của con, trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thế mất con đi!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
Hãy nghĩ xem En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!
Trước sự vô lễ của En-ri-cô, người cha đã khuyên nhủ con thế nào?
“ Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố , mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con
Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đá lại cái hôn của con được.”
Trước sự vô lễ của En-ri-cô, người cha đã khuyên nhủ con thế nào?
- Lời khuyên nhủ của người cha:
+ không bao giờ con được phạm nữa
+ không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
+ Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố , mà do sự thành khẩn trong lòng.
+ Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con
Lời nói cương quyết, nghiêm khắc nhưng chân thành.
Bố En-ri-cô yêu con nhưng không nuông chiều
2. Hình ảnh người mẹ
Đọc đoạn văn sau và tìm những chi tiết nói lên hình ảng người mẹ, qua đó hãy cho biết em đã cảm nhận được những nét đẹp gì trong phẩm chất của người mẹ En-ri-co?
“…Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi, trông chừng hơi thở hổn hển của con quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con đi!...Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con…”
Yêu thương con sâu sắc.Dịu dàng và hiền hậu.
Giàu đức hi sinh và hết lòng tận tụy vì con.
Đoạn văn dưới đây cho em cảm nhận như thế nào về vai trò của người mẹ trong suốt cuộc đời của Enrico? Qua đó, em có liên tưởng gì về mẹ của mình?
* Vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người
“…Hãy nghĩ kỹ điều này, Enrico ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng nhớ lại những lúc làm cho mẹ đau lòng… Con không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này, con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”
“…Hãy nghĩ kỹ điều này, Enrico ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng nhớ lại những lúc làm cho mẹ đau lòng… Con không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này, con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”
Mẹ chỉ có duy nhất trên đời, không ai có thể thay thế được mẹ.
Với con, mẹ luôn yêu thương, chở che, dịu dàng và hiền hậu, mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con suốt cuộc đời
Cần trân trọng phút giây bên mẹ: nhắc nhở đạo làm con (thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó)
3. Ý nghĩa nhan đề
Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”? Hãy thử đặt cho văn bản một nhan đề khác.
+ Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.
+ Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Vai trò của người mẹ vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
2. Nghệ thuật: Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En_ ri _cô mắc lỗi với mẹ.
- Lồng câu chuyện trong bức thư ……
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc
IV. Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn Mẹ tôi của Et-môn-đô Đơ A-mi-xi
MB:
Người mẹ có vai trò đặc biệt với con cái
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất
Văn bản Me tôi của ET-môn-đô Đơ A-mi-xi là lá thư cảm động, sâu sắc về tình mẫu tử, đạo làm con.
2. Thân bài
Cảm nghĩ về hình ảnh người bố
+ Viết thư cho con trai để răn dạy con tế nhị và khéo léo
+ Yêu thương nhưng không nuông chiều con
( dẫn chứng về thái độ khi En- ri-cô hỗn lão với mẹ)
Cảm nghĩ về hình ảnh người mẹ của En-ri-cô
+ Hình ảnh trung tâm của lá thư: hiền dịu, yêu thương, hi sinh hết mình vì con
( dẫn chứng: thức suốt đêm, quằn quại vì nỗi lo sợ…)
- Thấm thía những lời răn dạy của bố En-ri-cô về vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người:
+ Mẹ là duy nhất và không ai có thể thay thế được
+ Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con, luôn yêu thương chở che cho con
+ Nhắc nhở đạo làm con (thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó)
3. Kết bài
Văn bản chứa đựng những lời răn dạy nghiêm khắc mà chân thành từ một người bố yêu thương nhưng không nuông chiều con
Khiến người đọc thấm thía về công đức trời bể của cha mẹ, đặc biệt là mẹ.
Là bài học về đạo lý làm con.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Chi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)