Bai 1 - 4
Chia sẻ bởi Phạm Hữu Kiều |
Ngày 14/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Bai 1 - 4 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Tiết 1, 2
Ngày giảng:
CHƯƠNG 1 LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu dạy học, bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Thông tin là gì?
? Ta có thể tiếp nhận thông tin từ những sự vật hay sự việc nào.
? Hãy nêu những gì ta biết được qua các sự việc sau.
Tiếng trống trường.
Các tín hiệu đèn ở cột đèn giao thông.
Thời khoá biểu.
Bản tin dự báo thời tiết trên tivi.
Nhận xét: Đối với một sự vật hay sự việc nào đó, thông tin tiếp nhận được ở mỗi người là khác nhau.
Kết luận: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính con người.
2. Hoạt động thông tin của con người
? Ta có những hành động gì đối với thông tin.
Tiếp nhận, lưu trữ (ghi nhớ), xử lí và truyền (trao đổi).
Kết luận: Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
Đối với mỗi người, hoạt động thông tin luôn luôn diễn ra và có thể nói, mỗi hành động của con người đều gắn với một hoạt động thông tin cụ thể.
Thông tin được xử lí xong ( sự hiểu biết ( hành động cần thiết ( Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất.
Thông tin trước khi xử lí ( thông tin vào (input).
Thông tin sau khi xử lí ( thông tin ra (output).
Tiếp nhận thông tin = tạo thông tin vào cho quá trình xử lí.
Mô hình quá trình xử lí thông tin:
Thông tin vào ( Xử lí ( Thông tin ra
3. Hoạt động thông tin và tin học
Hoạt động thông tin của con người : nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan: tiếp nhận thông tin; Bộ não xử lí, lưu trữ các thông tin đó.
? Khả năng của các giác quan và bộ não của con người có giới hạn hay không. Cho ví dụ.
? Khắc phục
( Máy tính điện tử ra đời nhằm giúp con người trong việc tính toán ( ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nhiệm vụ chính của tin học: nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng MTĐT.
Sự phát triển của tin học ( MT hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
- Các phương tiện thông tin như đài, báo, tivi, sách giáo khoa.
- Giờ ra chơi hoặc giờ vào lớp.
- Có thể đi tiếp hay đứng lại.
- Ngày nào, tiết nào sẽ học môn gì.
- Thời tiết trong ngày mai hoặc nhiều ngày sau.
- Tiếp nhận, ghi nhớ, trao đổi (truyền đạt).
- Khả năng của con người là có hạn.
Ví dụ: không thể nhìn thấy vật ở quá xa hoặc vật quá bé. Không thể tính nhẩm nhanh số quá lớn.
- Các công cụ, phương tiện giúp con người trong công việc.
Ví dụ: kính hiển vi, xe máy.
IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 3, 4, 5
Ngày giảng:
BÀI 2 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
BÀI 3 EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Hữu Kiều
Dung lượng: 120,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)