Bài tậpTV 9

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Điền | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: bài tậpTV 9 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
1/ Từ đơn là từ như thế nào? A.Có một tiếng; B. Có từ hai tiếng trở lên; C. Chỉ có 1 nghĩa; D. Có nhiều nghĩa.
2/ Từ phức là từ như thế nào? A. Có cấu tạo phức tạp; B. Có từ 2 tiếng trở lên; C. Có 2 tiếng; D. Có nhiều nghĩa.
3/ Cách phân loại từ phức nào đúng? A. Từ đơn và từ phức; B. Từ đơn và từ ghép;
C. Từ đơn và từ láy; D. Từ ghép và từ láy.
4/ Hãy xếp các từ sau vào ô thích hợp: tươi tốt, khô héo, xinh đẹp, xấu xí, mênh mông, nhỏ bé, đưa đón, mong muốn, nhường nhịn, long lanh, xa xôi, lấp lánh, hối hả,(chim)chiền chiện, xôn xao, (quả) chôm chôm; long lanh, xa xa, giam giữ, lơ lửng, rắn rỏi, bọt bèo, bó buộc, nhẫn nhục, nhũng nhẵng, mong manh, mỡ màu, mịn màng.
Từ ghép
Từ láy

..........................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................

5/ Nối 1 từ ở cột A với 1 nội dung thích hợp ở cột B.
A
B

1. Trắng bệch
a) Trắng và bóng vẻ tinh khiết, sạch sẽ.

2. Trắng xoá
b) Trắng nhợt nhạt.

3. Trắng ngần
c) Trắng nõn nà, phô vẻ đẹp ra.

4. Trắng bóc
d) Trắng đều khắp trên một diện rất rộng.

6/ Trong các dòng sau dòng nào là thành ngữ? A. Cá không ăn muối cá ươn; B. Tham thì thâm;
C. Uống nước nhớ nguồn; D. Nước mắt cá sấu.
7/ Đánh trống bỏ dùi có nghĩa là gi? A. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm; B. Không thích đánh trống bằng dùi; C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống; D. Làm thành một khoảng trống rồi bỏ dùi vào đó.
8/ Chó treo mèo đậy nghĩa là gì? A. Muốn thịt chó, thịt mèo ngon thì treo chó lên, đậy mèo lại trước khi làm thịt; B. Thức ăn cần treo lên đối với chó, đậy kĩ đối với mèo để không bị chúng ăn vụng;
C. Thịt chó treo lên, thịt mèo đậy lại thì không ngon; D. Chó treo lên chóng lớn, mèo đậy lại sẽ hay chuột.
9/ Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng cho kẻ xấu, kẻ phản trắc.
A. Cháy nhà ra mặt chuột; B. Ếch ngồi đáy giếng; C. Mỡ để miệng mèo; D. Nuôi ong tay áo.
10/ Trong những câu thơ sau, câu nào sử dụng thành ngữ?
A. Ngại ngùng dợn gió e sương - Ngừng hoa bóng thẹn trông gương nặt dày.
B. Bên trời góc bể bơ vơ - Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
C. Xót người tựa cửa hôm mai - Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
D. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà - Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
11/ Thành ngữ: Kiến bò miệng chén phù hợp với nội dung nào sau đây? A. Chỉ chạy quanh quẩn không sao thoát được; B. Vững lòng vững chí làm việc, mặc dù gặp nhiều khó khăn; C. Ca ngợi người dựng nên công lớn và gây dựng nên sự nghiệp to tát; D. Kinh nghiệm của nhân dân về dự báo thời tiết.
12/ Thành ngữ: Kẻ cắp bà già gặp nhau trong câu "Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau" có nghĩa là gì?
A. Đã lấy không của người khác mà còn chê bai; B. Người làm việc xấu xa khiến người khác chê bai;
C.Kẻ tinh ranh, quỷ quyệt gặp phải đối thủ xứng đáng; D.Sự hợp tác của những người làm thuê trong x.hội cũ.
13/ Từ "vị tha" có nghĩa là gì? A. Rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ;
B. Tinh thần quên mình, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác; C. Có lòng thương yêu rộng hết thảy với mọi người, mọi loài; D. Hiểu thấu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác.
14/ Từ đường trong các câu sau có cùng nghĩa không? - Đường ta rộng thênh thang tám thước.
- Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên; - Đường ra trận mùa này đẹp lắm!
A. Có B. Không.
15/ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Điền
Dung lượng: 193,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)