Axit Bazơ Muối

Chia sẻ bởi Đoàn Văn Thanh An | Ngày 17/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Axit Bazơ Muối thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

AXIT – BAZƠ - MUỐI

5.1 Axit
5.1.1 Định nghĩa
Axit là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng kim loại.
Ví dụ: HCl, H2SO4, H2S, H3PO4,...
Trong axit, hóa trị gốc axit = số nguyên tử hiđro
5.1.2 Phân loại và gọi tên axit: gồm 2 loại
Axit không có oxi:


Ví dụ: HCl : axit clohiđric
HBr: axit bromhiđric
Axit có oxi
Một nguyên tố phi kim có thể tạo ra một vài axit có oxi
Nếu axit ứng với hóa trị cao của phi kim (axit có nhiều oxi hơn) thì:


Ví dụ: HNO3 H2SO4 H3PO4
Axit nitric axit sunfuric axit photphoric
Nếu axit ứng với hóa trị thấp của phi kim (hay có ít oxi hơn) thì:


Ví dụ: HNO2 H2SO3
Axit nitrơ axit sunfurơ
5.1.3 Một số gốc axit thường dùng và các gọi tên gốc axit
( Phân tử axit có 1H ( có 1 gốc axit
Ví dụ: HCl, HNO3
- Cl: clorua; - NO3: nitrat
( Phân tử axit có 2 H ( có 2 gốc axit
Ví dụ: H2SO4, H2S , H2CO3 , H2SO3
- HSO4: hiđrosunfat ; = SO4 : sunfat
- HS: hiđro sunfua; = S : sunfua
- HCO3: hiđro cacbonat; = CO3: cacbonat
- HSO3: hiđro sunfit; = SO3: sunfit.
( Phân tử axit có 3 H ( có 3 gốc axit
Ví dụ: H3PO4
- H2PO4: đihiđro photphat.
= HPO4: hiđrophotphat
( PO4 : photphat
Bazơ
5.2.1 Định nghĩa
Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH).
Ví dụ: NaOH, Fe(OH)2 , Al(OH)3,...
( Công thức hóa học: M(OH)n, n = hóa trị của kim loại
( Trong bazơ: hóa trị kim loại = số nhóm hiđroxit (OH)
5.2.2 Gọi tên bazơ


Ví dụ: NaOH Fe(OH)2 Fe(OH)3
Natri hiđroxit Sắt (II) hiđroxit Sắt (III) hiđroxit
5.2.3 Phân loại bazơ
Dựa vào tính tan của bazơ trong nước người ta chia làm hai loại:
( Bazơ tan trong nước (còn gọi là kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2,
Ba(OH)2,...(loại này ít).
( Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3 (loại này nhiều).
Muối
5.3.1 Định nghĩa
Muối là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit.
Ví dụ: NaCl, BaSO4, Na2SO4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3,...
Trong muối: Tổng số hóa trị của kim loại =Tổng số hoá trị gốc axit.
5.3.2 Tên gọi


Ví dụ: FeSO4 : Sắt (II) sunfat
Fe2(SO4)3 : Sắt (III) sunfat
AlCl3 : Nhôm clorua
5.3.3 Phân loại
( Muối trung hoà (trong gốc axit không có hiđro)
Ví dụ: Na2SO4, CaSO4, Na3PO4,....
( Muối axit (trong gốc axit có nguyên tử hiđro)
Ví dụ: NaHSO4, Ca(HSO4)2, Na2H2PO4,....
Lưu ý khi giải toán:
Khi gặp đề bài cho thanh kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng, nều đề bài cho khối lượng tăng hoặc giảm so với khối lượng ban đầu, thiết lập mối liên quan của ẩn số với giả thiết đề bài cho:
Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng thì lập phương trình đại số:


Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại giảm thì lập phương trình đại số:


Cũng có khi sự tăng, giảm của khối lượng thanh kim loại được cho dưới dạng tỉ lệ phần trăm.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Văn Thanh An
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)