Atgth
Chia sẻ bởi Mam Mam Mam |
Ngày 05/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: atgth thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
TUỔI TRẺ HỌC ĐƯỜNG VỚI VĂN HÓA GIAO THÔNG
(Ban Tuyên truyền - Trường THPT Lê Lợi)
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn nạn nhức nhối, là hiểm họa kinh hoàng, là nỗi đau dai dẳng của toàn xã hội. Vậy tuổi trẻ học đường, những chủ nhân tương lai của đất nước, phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông?
Văn hoá giao thông là tấm gương phản ánh trình độ văn hóa, văn minh của một đất nước, của một ngành, của một con người. Theo nghĩa khái quát, văn hóa giao thông chính là các hành vi khi tham gia giao thông. Việc thay đổi hành vi chưa tốt để có hành vi an toàn trong giao thông chính là mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông.
Nghị quyết 88/NQ - CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ đã chỉ ra rằng: “ Ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất yếu kém”. Đáng buồn thay, trong số những người thiếu ý thức khi tham gia giao thông có không ít thanh thiếu niên. Hàng ngày, khi ra đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp các hành vi vi phạm của học sinh như: chưa có giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định; tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm; đi xe mô tô, xe đạp dàn hàng ba - hàng bốn, lạng lách, đánh võng; cá biệt, có em còn tụ tập, tham gia đua xe trái phép… Những vi phạm này là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và là nguy cơ làm gia tăng tai nạn giao thông.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trung bình mỗi năm, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông ở Việt Nam khoảng 30.000 người, trong đó có hơn 10.000 nạn nhân ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Hàng năm, gia đình các nạn nhân và ngân sách nhà nước phải bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước. Có bao nhiêu vụ tai nạn, thiệt hại vật chất và tính mạng bao nhiêu, chúng ta có thể đếm được nhưng chẳng thể nào đo nỗi những vết đau tinh thần sau mỗi vụ tai nạn thương tâm. Vợ mất chồng, con mất cha, người mẹ phải hét lên đau đớn khi không bao giờ được ôm đứa con yêu quý của mình vào lòng.…Nếu may mắn sống sót, có thể người bị nạn phải chịu tàn phế suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng trong nỗi đau tai nạn giao thông có lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, cả cộng đồng và Nhà nước.
Trước thảm họa TNGT, tuổi trẻ học đường cần và phải làm gì?
Về nhận thức và hành động, tuổi trẻ học đường phải hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008).
Luật Giao thông đường bộ gồm có 8 chương, 89 điều. Trong đó, các bạn cần đặc biệt chú ý chương II: Quy tắc giao thông đường bộ và chương V: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ với những vấn đề cơ bản sau:
- Chấp hành báo hiệu đường bộ;
- Tuân thủ tốc độ giới hạn, giữ khoảng cách an toàn;
- Đi đúng làn đường, phần đường quy định;
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc chuyển hướng xe, tránh xe đi ngược chiều, dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố; nhường đường tại nơi giao nhau…
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Độ tuổi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy được quy định như sau: “Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên…”.
- Luật Giao thông đường bộ quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp như sau:
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được
(Ban Tuyên truyền - Trường THPT Lê Lợi)
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn nạn nhức nhối, là hiểm họa kinh hoàng, là nỗi đau dai dẳng của toàn xã hội. Vậy tuổi trẻ học đường, những chủ nhân tương lai của đất nước, phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông?
Văn hoá giao thông là tấm gương phản ánh trình độ văn hóa, văn minh của một đất nước, của một ngành, của một con người. Theo nghĩa khái quát, văn hóa giao thông chính là các hành vi khi tham gia giao thông. Việc thay đổi hành vi chưa tốt để có hành vi an toàn trong giao thông chính là mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông.
Nghị quyết 88/NQ - CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ đã chỉ ra rằng: “ Ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất yếu kém”. Đáng buồn thay, trong số những người thiếu ý thức khi tham gia giao thông có không ít thanh thiếu niên. Hàng ngày, khi ra đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp các hành vi vi phạm của học sinh như: chưa có giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định; tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm; đi xe mô tô, xe đạp dàn hàng ba - hàng bốn, lạng lách, đánh võng; cá biệt, có em còn tụ tập, tham gia đua xe trái phép… Những vi phạm này là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và là nguy cơ làm gia tăng tai nạn giao thông.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trung bình mỗi năm, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông ở Việt Nam khoảng 30.000 người, trong đó có hơn 10.000 nạn nhân ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Hàng năm, gia đình các nạn nhân và ngân sách nhà nước phải bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước. Có bao nhiêu vụ tai nạn, thiệt hại vật chất và tính mạng bao nhiêu, chúng ta có thể đếm được nhưng chẳng thể nào đo nỗi những vết đau tinh thần sau mỗi vụ tai nạn thương tâm. Vợ mất chồng, con mất cha, người mẹ phải hét lên đau đớn khi không bao giờ được ôm đứa con yêu quý của mình vào lòng.…Nếu may mắn sống sót, có thể người bị nạn phải chịu tàn phế suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng trong nỗi đau tai nạn giao thông có lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, cả cộng đồng và Nhà nước.
Trước thảm họa TNGT, tuổi trẻ học đường cần và phải làm gì?
Về nhận thức và hành động, tuổi trẻ học đường phải hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008).
Luật Giao thông đường bộ gồm có 8 chương, 89 điều. Trong đó, các bạn cần đặc biệt chú ý chương II: Quy tắc giao thông đường bộ và chương V: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ với những vấn đề cơ bản sau:
- Chấp hành báo hiệu đường bộ;
- Tuân thủ tốc độ giới hạn, giữ khoảng cách an toàn;
- Đi đúng làn đường, phần đường quy định;
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc chuyển hướng xe, tránh xe đi ngược chiều, dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố; nhường đường tại nơi giao nhau…
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Độ tuổi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy được quy định như sau: “Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên…”.
- Luật Giao thông đường bộ quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp như sau:
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mam Mam Mam
Dung lượng: 32,63KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)