An toan giao thong

Chia sẻ bởi La Thi Nga | Ngày 08/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: an toan giao thong thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HÓA
Nhiệt liệt chào mừngCác thầy, cô giáo về dự tập huấn
“ Nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao thông trong trường tiểu học”
Giới thiệu bộ sách Giáo dục An toàn giao thông cấp tiểu học
THẢO LUẬN NHÓM
Tìm hiểu nội dung các Mô đun?
1. Bộ sách được biên soạn trên cơ sở:
- Thừa kế những bài học giáo dục ATGT đã dạy ở tiểu học.
- Tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ QL, GV trong cả nước về bộ sách cũ. (Năm 2007, Dự án đã có cuộc khảo sát, lấy ý kiến CB, GV 13 tỉnh/thành)
- Tiếp nhận những nội dung và phương pháp dạy tốt của các nước.
2. Nội dung sách bám sát mục tiêu giáo dục ATGT cho đối tượng HS tiểu học:
- Cung cấp những hiểu biết cần thiểt về Luật GTĐB, có một ít về đường săt, đường thủy cần thiết với việc đi lại của HS.
- Cung cấp những kỹ năng cơ bản, cần thiết với việc tham gia GT của HS.
- Giáo dục ý thức chấp hành Luật cho HS từ nhỏ.
3. Chương trình được thiết kế theo chủ đề. Có 7 chủ đề :
- Đi bô và qua đường an toàn.
- Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn.
- Ngồi trên các PTGT an toàn.
- Đi xe đạp trên đường an toàn.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Con đường đi an toàn.
- Phòng tránh tai nạn giao thông
Mỗi chủ đề là một Mô đun
4. Nguyên tắc thiết kế các bài học dạy HS:
- Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Theo nhận thức của độ tuổi, hành vi tham gia GT gắn với độ tuổi.
- Chỉ dạy những kiến thức HS có thể nhận biết được.
- Kiến thức ATGT phù hợp với nhận thức và hành vi tham gia GT của HS.
- Một môđun có thể dạy ở hai hoặc cả 5 lớp. (Mỗi mô đun được chia thành các phần).
- Một Môdun có thể lấy làm một chủ đề hoạt động ngoại khóa về ATGT, cho một lớp, thay cho bài dạy trên lớp.
5. Phương pháp thiết kế bài học:
- Lấy hình ảnh làm chủ đạo. Từ quan sát hình ảnh để nhận thức về hành vi đúng, sai theo qui định của Luật. (Cụ thể → trừu tượng).
- Lấy các hành vi đi lại hàng ngày của HS để giáo dục.
- Lấy những hoạt động HS có thể quan sát, nhận biết được để giảng dạy.
6. Phương pháp dạy học:
- Tận dụng tối đa PP tích cực: HS quan sát, thảo luận, hoạt động là chính.
- Yêu cầu HS vận dụng trí nhớ (cái đã quan sát được) và kinh nghiêm (điều đã trải qua) để nâng thành nhận thức, kiến thức.
- Chú trọng hơn đến thực hành của HS.
- Cần đến sự hợ trợ của các loại đồ dung dạy học (tranh, sa bàn, đĩa hình, vật dụng do GV, HS tự làm…).
7. Nội dung các mô đun:
Mô đun 1: Đi bộ và qua đường an toàn
Mô đun 2: Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn
Mô đun 3: Ngồi trên các phương tiện giao thông an toàn.
Mô đun 4: Đi xe đạp trên đường an toàn
Mô đun 5: Hệ thống báo hiệu đường bộ
Mô đun 6: Con đường đi an toàn.
Mô đun 7: Phòng tránh tai nạn giao thông
7. Nội dung cụ thể các mô đun (1)
Mô đun 1: Đi bộ và qua đường an toàn
Lớp 1 và 2. Có 3 phần : (kiến thức trọng tâm)
Phần 1: An toàn và nguy hiểm
Nói về đồ chơi và nơi chơi an toàn hoặc nguy hiểm nhằm hình thành khái niệm an toàn và nguy hiểm cho HS
Phần 2: Đi bộ trên đường an toàn
Đi bộ trên đường phố, đường ở nông thôn thế nào để được an toàn.
Những điều cần tránh khi đi trên đường (GV cần mở rộng thêm tùy đặc điểm địa phương).
Phần 3: Đi qua đường an toàn.
Cách đi qua đường ở đường phố các đô thị.
Các hành vi cần có khi qua đường ở mọi nơi.
Những điều cần tránh khi qua đường.
7. Nội dung cụ thể các mô đun: (2)
Mô đun 2: Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn
Lớp 1. Có các nội dung chính:
Chuẩn bị trước khi đi (các điều kiện về trang phục để bảo đảm an toàn).
Cách lên, xuống xe.
Tư thế ngồi trên xe.
7. Nội dung cụ thể các mô đun (3)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: La Thi Nga
Dung lượng: 108,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)