ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Chia sẻ bởi David Týa | Ngày 11/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: ăn quả nhớ kẻ trồng cây thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Lòng nhớ ơn của con người Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn là truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Bởi vậy, ông bà ta đã nhắc nhở con cháu bằng câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Thật vậy, câu tục ngữ tuy hết sức mộc mạc, giản dị nhưng đã cho chúng ta một bài học vô cùng sâu sắc, ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, chúng ta cần hiểu được nội dung của câu tục ngữ trên là gì? Thế “ăn quả” là gì? Đó là quá trình hưởng thụ thành quả: vật chất và tinh thần. Còn “kẻ trồng cây” là gì? “Kẻ trồng cây” là người tạo ra thành quả cho người khác hưởng. Nhưng ẩn hiện đằng sau bề mặt câu chữ là một lớp nghĩa sâu sa hơn thế nữa đó là: khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng đối với những người đã giúp đỡ mình để sau này mỗi chúng ta không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn.
Thực tế cuộc sống đã cho ta thấy những điều hoàn toàn có cơ sở: không có gì gọi là tự nhiên có sẵn, không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay, được hưởng một nền độc lập, tự do như ngày hôm nay thì bao thế hệ đi trước đã không tiếc biết bao nhiêu mồ hôi, công sức, bấy nhiêu trí tuệ thậm chỉ cả xương máu để đem lại “quả ngọt” cho đời. Từ ngàn xưa, cứ vào ngày Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), người dân từ khắp mọi miền đất nước đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ) dâng hương để tỏ lòng thành kính đối với các vị vua Hùng đã có công dựng nước. Người Việt Nam ai mà chẳng thuộc câu tục ngữ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ Tổ mủng ba tháng mười”
Ngoài ra, dân tộc ta còn tổ chức các lễ hội bày tỏ lòng nhớ ơn những vị anh hùng vì nước như: Lễ hội làng Gióng vào tháng 4 Âm lịch để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng nhỏ tuổi đã đánh tan giặc Ân, lễ hội nhớ ơn người anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ) vào mùng 5 tháng giêng Âm lịch ở gò Đống Đa (Hà Nội). Hay tập tục thờ cúng Thành Hoàng làng, xã hoặc cúng ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất.
Việc thờ cúng giỗ gia tiên đã trở thành tình cảm thiêng liêng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, thể hiện đạo hiếu, tấm lòng thuỷ chung thương tiếc của người còn sống với người đã khuất. Nếu nhà có hoàn cảnh khó khăn thì ta chỉ cần thắp một nén nhang để tỏ lòng trân trọng, biết ơn, thành kính. Nếu nhà có điều kiện thì ta sẽ nấu một mâm cơm đạm bạc, ấm cúng, mua những loại quả trái cây ngon, ngọt dâng lên bàn thờ đồng thời khấn vái với tổ tiên. Qua việc làm đó nó cũng cho chúng ta tự soi chiếu vào những việc làm hằng ngày, phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc, hân hoan khi làm điều tốt. Hay mỗi khi ông bà đã đến độ tuổi “gần đất xa trời”, chúng ta thường tổ chức lễ chúc thọ ông bà, cầu mong cho họ cùng sống lâu với con cháu:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn”
Vậy có bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này? Đó là bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng đẻ đau, đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng chính là giây phút hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi người chăm bẳm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. Tiếng gọi bi ba bi bô “mẹ”, “cha” và những bước đi chập chững đầu tiên của con trẻ chính là những nấc thang tột cùng vui sướng của cha mẹ. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Vì thế, ta phải biết sự sinh thành của cha mẹ là quan trọng nhất:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi?”
Trong đời sống hiện nay, khi ta ăn một bát cơm dẻo ngọt, một hạt lúa chín vàng, khi mặc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: David Týa
Dung lượng: 33,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)