Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Minh | Ngày 12/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: Ai đã đặt tên cho dòng sông? thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

*Ai đã đặt tên cho dòng sông?
1. Thông thường người ta hay sử dụng phép nhân hoá khi miêu tả thiên nhiên. Kể cũng là điều dễ hiểu, bởi trong văn học, các đối tượng không bao giờ xuất hiện như những “khách thể tự nó” mà như những “vật” thể hiện nỗ lực của con người nhằm chủ quan hoá toàn bộ thế giới khách quan. Tác giả cũng nhân hoá sông Hương. Nhưng nhân hoá ở đây không chỉ là nhân hoá trong từng đoạn rời rạc với mục đích làm cho câu văn, hình ảnh trở nên sinh động. Ông thực sự xây dựng sông Hương thành một nhân vật, một con người để được chuyện trò, đối thoại cùng nó. Điều này hoàn toàn hợp lẽ, bởi chẳng phải ta quen nghĩ rằng các dòng sông vừa là kẻ đồng sáng tạo, vừa là chứng nhân lịch sử văn hoá của một vùng đất hay sao? Dưới ngòi bút tài hoa và cái nhìn mê đắm của tác giả, sông Hương cũng có một cuộc đời phong phú qua nhiều giai đoạn, khi gian truân, khi êm đềm. Giữa lòng Trường Sơn, nó chính là “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, có “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Còn khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Sông Hương có “phần tâm hồn sâu thẳm”, có vẻ mặt lúc trầm mặc, lúc vui tươi, có thái độ đầy ân tình với Huế khi dành cho cố đô “điệu slow tình cảm”… Tác giả thực sự trở thành tri kỉ của sông Hương, hiểu ngọn ngành và khí chất của nó. Và hơn thế nữa, tác giả còn chu đáo để đề xuất với chúng ta một cách nhìn toàn diện về người bạn của mình: “Nếu chỉ mải mê nhìn ngăm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương…”
2. Nếu biết cất tiếng người, hẳn sông Hương sẽ nói rằng nó thực sự yên tâm khi chọn trang viết của tác giả để hoá thân. Có lẽ chính nhà văn cũng nhận thấy, cũng hiểu niềm tin cậy đó, nên từng câu văn của ông bay bổng, diễm ảo lạ thường. Nhiều lúc, người đọc có cảm tưởng ngôn từ trong bài bút kí không phải của tác giả dùng để miêu tả sông Hương mà chính là ngôn từ của sông Hương đang hát lên bài ca của mình. Ngôn từ ấy trôi chảy hết sức tự nhiên, nếu có “luyến láy” thì cũng “luyến láy” một cách tự nhiên, bởi chất hào hoa, đa tình vốn là căn cốt của người viết. Hãy thử đọc một vài đoạn văn: “… nó như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc… và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng…”, “… vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó lại gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga…”, “ … sông Hương vui hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc… thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non…”. Các câu văn trên, tác giả sử dụng thủ thuật ngôn từ, từ việc phối hợp hài hoà thanh điệu của các tiếng việc lựa chọn những định ngữ đắt nhất cho đối tượng được miêu tả, từ việc sử dụng các ẩn dụ, so sánh tới việc “khảm” một cách khéo léo ý tứ của các văn bản xưa vào văn mạch mới. Tuy vậy, đọc chúng, ta không có cảm giác vướng bởi tác giả làm chủ những thủ thuật ngôn từ kia, bắt chúng vâng phục tuyệt đối sự điều hành của mình. Nói rộng ra, thiên bút ký đưa đến nhiều thông tin nhưng vẫn thanh thoát!
3. Không phải ngẫu nhiên ở rất nhiều đoạn trong bài bút ký, tác giả thường nghĩ đến “Truyện Kiều”, nhân vật Kiều khi nói đến sông Hương. Đối với người Việt, “Truyện Kiều” là tập đại thành của nền văn học, của văn hoá dân tộc. Được so sánh với “Truyện Kiều” là một niềm vinh dự. Nhưng có một điều thú vị đáng nói là trong “Truyện Kiều” luôn có vang bóng sông Hương, văn hoá sông Hương. Tác giả chứng minh điều này một cách tinh tế và thuyết phục, bằng hiểu biết sâu sắc về cuộc đời của Nguyễn Du. Ông có một so sánh rất lạ mà chính xác: “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Sự thực, câu văn không đơn thuần so sánh. Nó chứa đựng một cái nhìn đồng nhất, nâng sông Hương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Minh
Dung lượng: 29,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)