8 mau Vui hoc Van.doc

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 12/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: 8 mau Vui hoc Van.doc thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

8 Mẩu vui học Văn

Những bài văn “lạ” của học sinh tiểu học
*Câu chuyện số 1: Đề bài “Em hãy kể một chuyện xảy ra trong gia đình”...
Một học sinh tiểu học làm như sau:
Mở bài: Hôm nay, em đi học về thấy ông em đang chẻ tăm.
Thân bài: Ông đang chẻ tăm thì bị đứt tay. Em vội tháo khăn quàng ra băng bó vết thương cho ông.
Kết luận: Không nên để cho người già... chơi dao.
*Câu chuyện số 2: Đề bài: Em hãy tả cây chuối”. Học sinh viết như sau:
Bài làm :
Sau vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả, nhưng em thích nhất là cây chuối.
Cây chuối do ông nội em trồng. Cây chuối cao, to, cành lá xum xuê..
Mỗi sáng em thường ra vườn trèo lên cây chuối hóng gió. Gió thổi làm những cành lá chuối rung rinh.
Em rất thích ngồi trên cây chuối hóng mát

Đặt câu

Trong tiết “ Luyện từ và câu” , cô giáo hỏi cả lớp :
- Các em hãy đặt một câu có từ “ can đảm” .
Nam( xung phong ) :
- Thưa cô, câu của em là : “ Bạn Can đảm nhiệm công việc quét dọn” ạ .
Cha nào con nấy
Tí Tồ: Mẹ ơi! Ngày xưa bố mình và bố bạn Minh học cùng một lớp phải không ạ !
Mẹ : Đúng rồi !
Tí Tồ : Bố bạn Minh học giỏi hơn bố mình ạ ?
Mẹ : Sao con biết ?
Tí Tồ : Hôm nay cô giáo chấm bài tập về nhà, Cô bảo “Cha nào con nấy” bạn Minh được 10 điểm  mà con chỉ được có 2 điểm
Nghìn cân treo sợi tóc
-Thầy: (Định hướng cho HS nói về thành ngữ “thành đồng luỹ thép” nên dẫn dắt): ..Sắt thép, đồng…vật liệu nào dẻo dai và bền nhất? - Tí Tồ: Thưa thầy là…Thưa thầy cho 5 phút suy nghĩa ạ. Á! Thưa thầy vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ. - Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được? - Tí Tồ: Sao lại ko ạ! Thưa thầy chẳng phải người ta nói nghìn cân treo sợi tóc đó thôi ạ.

Uống nước nhớ ...
Thầy: Uống nước nhớ gì, em nào biết! - Tí Tồ: Dạ thưa thầy, uống nước kẻ trồng cây! - Thầy: Sao lại uống nước nhớ kẻ trồng cây? - Tí Tồ: Dạ , vì em uống nước dừa mà thầy!

Môi hở răng lạnh
Thầy: Câu tục ngữ: “ Môi hở răng lạnh” này khuyên ta điều gì? - Tèo nói ngay: Dạ, nó khuyên ta không nên cười vào mùa đông ạ! - Thầy: Trời!

Muối bỏ… ao
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng có hứng thú gì hơn. Một lần khi chàng trai than phiền về việc học mãi mà chưa đạt được gì trong cuộc sống , người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ
          - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử
          - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước. Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
          - Nước trong hồ vẫn vậy thôi thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói: “Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống và khó khăn đó giống như thìa muối này. Mỗi người sẽ hoà tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng học được điều gì có ích.
Dịch ca dao
Chuyện kể về một anh sinh viên người Hàn Quốc sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau: "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 6,94KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)