2ddeeef thi học kì II có đáp án

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phương Lan | Ngày 11/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: 2ddeeef thi học kì II có đáp án thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Đề 1
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn - Lớp 7
Phần I: Văn - Tiếng Việt: (4 điểm).
Câu 1 (2điểm):
Em hãy nêu tên các văn bản nhật dụng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7? Nội dung chính của các văn bản này tập trung vào những vấn đề gì ?
Câu 2: ( 2điểm ):
Xác định và gọi tên trạng ngữ trong đoạn văn sau:
a. “ Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ ”.
(Nguyễn Quỳnh)
b. “ Vì tương lai, các em cố gắng học tốt ”.
Phần II: Tập làm văn (6 điểm) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-Nin: "Học, học nữa, học mãi"

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Phần I: Văn – Tiếng Việt: (4 điểm).
Câu 1: (2 điểm):
- HS nêu được 4 văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra (của Lý Lan), Mẹ tôi (trích những tấm lòng cao cả của Ét- môn-đô đơ A- mi- xi), Ca Huế trên sông Hương (của Hà Anh Minh), Cuộc chia tay của những con búp bê (của Khánh Hoài). (1điểm)
- Nội dung chính của các văn bản nhật dụng này tập trung vào các vấn đề: Quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ và văn hóa giáo dục. (1điểm)
Câu 2: ( 2 điểm ): Xác định đúng trạng ngữ và gọi tên trạng ngữ:
a. - Những buổi sáng: Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,5 điểm)
- Thỉnh thoảng: Trạng ngữ chỉ thời gian (0,5 điểm)
- Từ chân trời phía xa: Trạng ngữ chỉ nơi chốn. (0,5 điểm)
b. Vì tương lai: Trạng ngữ chỉ mục đích. (0,5 điểm)
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
1/MB: nêu vấn đề nghị luận: “học! học nữa! học mãi” học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm wan trọng của vấn đề này, tuy fải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn th` khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”. 2/TB: A-BÌNH: a)giải thích câu nói (or nêu các biểu hiện của vấn đề)học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên chúng ta fải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài XH… b)phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay. bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi ng` trong chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao h chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN or các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con ng` mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin: “nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” or: “đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Or câu của bác hồ : “học hỏi là một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Phương Lan
Dung lượng: 314,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)